Bộ Tổng tham mưu là cơ quan đầu não của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Được thành lập từ thời điểm đầu tiên khi Quân đội Quốc gia Việt Nam mới hình thành dưới quyền Tổng chỉ huy của Quốc trưởng Bảo Đại. Từ đây, các sĩ quan cao cấp nhận chỉ thị từ Nguyên thủ Quốc gia. Họp tham mưu và thảo ra những kế hoạch về chiến lược và chiến thuật. Nhận định tình hình chiến sự, tổ chức và phối trí những cuộc hành quân đủ mọi tầm mức để đối phó và tiêu diệt quân địch. Đồng thời điều hành tất cả mọi việc liên quan đến Quân lực. Với mục đích là giữ gìn an ninh lãnh thổ và bảo vệ đất nước.
Bộ Tổng tham mưu Việt Nam Cộng hòa được thành lập ngày 1-5-1952. Trụ sở tại đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. Sau chuyển về trại Trần Hưng Đạo nằm trên đường Võ Tánh, gần phi trường Tân Sơn Nhứt (Cố định ở vị trí này cho đến ngày 30-4-1975). Doanh trại là một căn cứ bề thế và uy nghi rất đẹp dựa theo kiến trúc châu Âu.
Khi thành lập, Bộ Tổng tham mưu được tổ chức đơn giản, qua những năm sau, Bộ lần hồi hoàn chỉnh tổ chức, tiến hành kế hoạch thành lập các đơn vị trực thuộc.
Đáp ứng nhu cầu Quân lực ngày càng phát triển lớn mạnh. Bộ Tổng tham mưu là cơ quan đầu chủ đạo đưa ra những kế hoạch để hình thành các tổ chức thuộc các Quân Binh chủng, Nha Sở, các Quân đoàn, Sư đoàn, lực lượng Địa phương quân và nghĩa quân.
Các Phòng, Sở thuộc Bộ Tổng tham mưu đã phối hợp hoạch định và hoàn thành tốt đẹp về tổ chức, quản trị, trang bị, huấn luyện, tác chiến cho toàn quân
Bộ Tổng tham mưu tháng 4/1975
Chức danh Chỉ huy và Tham mưu cuối cùng
* Xuất thân từ Trường Sĩ quan
TT Họ & Tên Cấp bậc Chức vụ Chú thích
1
Cao Văn Viên
Địa phương Nam Việt
Vũng Tàu *
Đại tướng
Tổng Tham mưu trưởng
Ngày 27.4.1975 được chấp thuận giải ngũ, bàn giao cho Trung tướng Đồng Văn Khuyên Xử lý thường vụ và ngày 29.4.1975 Trung tướng Vĩnh Lộc được cử thay thế làm Tổng tham mưu trưởng
2
Nguyễn Văn Mạnh
Võ bị Huế khóa 2
Trung tướng
Tổng tham mưu phó
Kiêm Tư lệnh
Địa phương quân & Nghĩa quân
3
Đồng Văn Khuyên
nt
Tham mưu trưởng
Kiêm Tổng cục trưởng
Tổng cục Tiếp vận
4
Lê Nguyên Khang
Nam Định
nt
Phụ tá Tổng tham mưu trưởng
Đặc trách Hành quân
5
Nguyễn Xuân Trang
Nước Ngọt Vũng Tàu
Thiếu tướng
Tham mưu phó Nhân viên
6
Nguyễn Kỳ Nguyện
Thủ Đức khóa 3
Đại tá
Chánh văn phòng
Tham mưu trưởng
7
Lại Đức Chuẩn
Đà Lạt khóa 5
nt
Trưởng phòng 1
8
Hoàng Ngọc Lung
Nam Định
nt
Trưởng phòng 2
9
Trần Đình Thọ
Đà Lạt khóa 6
Chuẩn tướng
Trưởng phòng 3
10
Lê Ngọc Dĩnh
Thủ Đức khóa 1
Đại tá
Trưởng phòng 5
11
Lê Hữu Tiền
Thủ Đức khóa 1
nt
Trưởng phòng 6
12
Phạm Hữu Nhơn
Nam Định
Chuẩn tướng
Trưởng phòng 7
13
Trần Văn Thân
Đại tá
Trưởng phòng
Tổng quản trị
14
Trần Văn Thăng
Thủ Đức
nt
Chỉ huy trưởng
Tổng hành dinh
15
Nguyễn Bảo Trị
Nam Định
Trung tướng
Tổng cục trưởng
Tổng cục Quân huấn
16
Trần Văn Trung
Võ bị Huế khóa 1
nt
Tổng cục trưởng
Tổng cục Chiến tranh Chính trị
Chỉ huy Quân binh chủng trực thuộc
Chức danh chỉ huy cuối cùng
* Xuất thân từ Trường Sĩ quan
TT Họ & Tên Cấp bậc Chức vụ Chú thích
1
Trần Văn Minh
Thủ Đức khóa 1 *
Trung tướng
Tư lệnh
Không quân
Gồm các Sư đoàn: 1, 2, 3, 4, 5, 6
2
Chung Tấn Cang
HQ Nha Trang khóa 1
Trung tướng
Phó Đô đốc
Tư lệnh
Hải quân
Gồm các Hải khu: 1, 2, 3, 4, 5
Vùng 3, Vùng 4 Sông ngòi
3
Ngô Quang Trưởng
Thủ Đức khóa 4
nt
Tư lệnh
Quân đoàn I và Quân khu 1
4
Phạm Văn Phú
Đà Lạt khóa 8
Thiếu tướng
Tư lệnh
Quân đoàn II và Quân khu 2
Tự sát ngày 30/4/1975
5
Nguyễn Văn Toàn
Đà Lạt khóa 5
Trung tướng
Tư lệnh
Quân đoàn III và Quân khu 3
Kiêm Chỉ huy trưởngBộ chỉ huy Thiết giáp Trung ương và các Lữ đoàn 1, 2, 3 và 4 Kỵ binh
6
Nguyễn Khoa Nam
Thủ Đức khóa 3
Thiếu tướng
Tư lệnh
Quân đoàn IV và Quân khu 4
Tự sát đêm 30/4/1975
7
Nguyễn Văn Minh
Đà Lạt khóa 4
Trung tướng
Tư lệnh
Biệt khu Thủ đô
Gồm có: Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn và Đặc khu Côn Đảo nằm trong lãnh thổ Quân khu 3
8
Lê Quang Lưỡng
Thủ Đức khóa 4
Chuẩn tướng
Tư lệnh
Sư đoàn Nhảy dù
Gồm các Lữ đoàn: 1, 2, 3, 4
9
Bùi Thế Lân
Thủ Đức khóa 4
Thiếu tướng
Tư lệnh
Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
Gồm các Lữ đoàn: 147, 258, 369, 468
Đầu tháng 4/1975 Vinh thăng Thiếu tướng
10
Nguyễn Văn Điềm
Thủ Đức khóa 4
Chuẩn tướng
Tư lệnh
Sư đoàn 1 bộ binh
Gồm các Trung đoàn: 1, 3, 51, 54
Ngày 29/3/1975, trên đường di tản từ Non nước, Đà Nẵng về Quy Nhơn, bị tử nạn trực thăng tại biển Sa Huỳnh, Quảng Ngãi
11
Trần Văn Nhựt
Đà Lạt khóa 10
nt
Tư lệnh
Sư đoàn 2 bộ binh
Gồm các Trung đoàn: 4, 5, 6
12
Nguyễn Duy Hinh
Nam Định
Thiếu tướng
Tư lệnh
Sư đoàn 3 bộ binh
Gồm các Trung đoàn: 2, 56, 57
13
Lê Nguyên Vỹ
Địa phương Trung Việt khóa 2
(Đập Đá Huế)
Chuẩn tướng
Tư lệnh
Sư đoàn 5 bộ binh
Gồm các Trung đoàn: 7, 8, 9
Tự sát ngày 30/4/1975
14
Trần Văn Hai
Đà Lạt khóa 7
nt
Tư lệnh
Sư đoàn 7 bộ binh
Trung đoàn: 10, 11, 12
Tự sát ngày 30/4/1975
15
Huỳnh Văn Lạc
Thủ Đức khóa 3
nt
Tư lệnh
Sư đoàn 9 bộ binh
Gồm các Trung đoàn: 14, 15, 16
16
Lê Minh Đảo
Đà Lạt khóa 10
Thiếu tướng
Tư lệnh
Sư đoàn 18 bộ binh
Trung đoàn: 43, 48, 52
Ngày 24/4/1975 Vinh thăng Thiếu tướng
17
Mạch Văn Trường
Đà Lạt khóa 12
Chuẩn tướng
Tư lệnh
Sư đoàn 21 bộ binh
Trung đoàn: 31, 32, 33
Ngày 26/4/1975 Vinh thăng Chuẩn tướng
18
Phan Đình Niệm
Đà Lạt khóa 4
Thiếu tướng
Tư lệnh
Sư đoàn 22 Bộ binh
Trung đoàn: 40, 41, 42, 47
Ngày 24/4/1975 Vinh thăng Thiếu tướng
19
Lê Trung Tường
Địa phương Trung Việt khóa 2
(Đập Đá Huế)
Chuẩn tướng
Tư lệnh
Sư đoàn 23 bộ binh
Trung đoàn: 44, 45, 53
Giữa tháng 3-1975, tướng Tường bị thương. Đại tá Lê Hữu Đức tạm thời Xử lý thường vụ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn
20
Lý Tòng Bá
Đà Lạt khóa 6
nt
Tư lệnh
Sư đoàn 25 bộ binh
Trung đoàn: 46, 49, 50
21
Đỗ Kế Giai
Đà Lạt khóa 5
Thiếu tướng
Chỉ huy trưởng
Biệt động quân Trung ương
Gồm các Bộ chỉ huy Biệt động quân
Quân khu 1, 2, 3
và các Liên đoàn Tổng trừ bị 4, 6, 7, 8, 9
22
Phan Văn Huấn
Đà Lạt khóa 10
Đại tá
Chỉ huy trưởng
Liên đoàn 81 Biệt cách Dù
23
Nguyễn Văn Kinh
nt
Chỉ huy trưởng
Bộ chỉ huy Quân cảnh
24
Nguyễn Xuân Thịnh
Đà Lạt khóa 3
Trung tướng
Chỉ huy trưởng
Bộ chỉ huy Pháo binh Trung ương
Gồm các Bộ chỉ huy Pháo binh
Quân khu 1, 2, 3, 4
Tiểu khu (Tỉnh) trực thuộc
Danh sách này bao gồm 1 Đô thành, 44 Tỉnh (Tiểu khu) và 5 Đặc khu
Chức danh Tiểu khu trưởng kiêm Tỉnh trưởng và Thị trưởng sau cùng
* Tên Tỉnh lỵ
** Xuất thân từ Trường Sĩ quan
TT Tiểu khu Họ & Tên Cấp bậc TT Tiểu khu Họ & Tên Cấp bậc
Quân khu 1
25
Phước Long
Phước Bình
Nguyễn Thông Thành
Đại tá
1
Quảng Trị
Quảng Trị *
Đỗ Kỳ
Đại tá
26
Bình Long
An Lộc
Nguyễn Công Thành
nt
2
Thừa Thiên
Huế
Nguyễn Hữu Duệ
Đà Lạt khóa 6 **
kiêm Thị trưởng
Thị xã Huế
nt
27
Bình Dương
Phú Cường
Nguyễn Văn Của
Thủ Đức khóa 3
nt
3
Quảng Nam
Hội An
Phạm Văn Chung
Đà Lạt khóa 4
nt
28
Long An
Tân An
Trần Vĩnh Huyến
Thủ Đức khóa 2
nt
4
Quảng Tín
Tam Kỳ
Đào Mộng Xuân
Đà Lạt khóa 8
nt
29
Hậu Nghĩa
Khiêm Cường
Tôn Thất Soạn
Thủ Đức khóa 4
nt
5
Quảng Ngãi
Quảng Ngãi
Lê Văn Ngọc
Thủ Đức
nt
30
Gia Định
Gia Định
Châu Văn Tiên
Thủ Đức khóa 1
nt
6
Đà Nẵng
Đặc khu
Đào Trọng Tường
Đà Lạt khóa 6
Đặc khu trưởng
kiêm Thị trưởng
Thị xã Đà Nẵng
nt
31
Vũng Tàu
Đặc khu
Vũ Duy Tạo
Đà Lạt
Đặc khu trưởng
kiêm Thị trưởng
Thị xã Vũng Tàu
nt
Quân khu 2
32
Biệt khu
Thủ đô
Đô Thành
Sài Gòn
Quách Huỳnh Hà
Thủ Đức khóa 1
Đô trưởng
nt
7
Kontum
Kontum
Phan Đình Hùng
Đà Lạt
nt
33
Côn Sơn
Đặc khu
Nguyễn Văn Viên
Đà Lạt
Đặc khu trưởng
nt
8
Pleiku
Pleiku
Hoàng Thọ Nhu
Đà Lạt khóa 10
nt
Quân khu 4
9
Phú Bổn
Hậu Bổn
(Cheo Reo)
Lò Văn Bảo
Đà Lạt
Trung tá
34
Định Tường
Mỹ Tho
Nguyễn Văn Hay
kiêm Thị trưởng
Thị xã Mỹ Tho
nt
10
Darlac
Ban Mê Thuột
Nguyễn Trọng Luật
Thủ Đức khóa 1
Đại tá
35
Gò Công
Gò Công
Phạm Văn Lê
Thủ Đức khóa 4
nt
11
Quảng Đức
Gia Nghĩa
Phạm Văn Nghìn
Đà Lạt khóa 10
nt
36
Kiến Hoà
Trúc Giang
Phạm Chí Kim
nt
12
Tuyên Đức
Đà Lạt
Nguyễn Hợp Đoàn
Đà Lạt khóa 4
kiêm Thị trưởng
Thị xã Đà lạt
nt
37
Kiến Tường
Mộc Hoá
Nguyễn Văn Huy
Đà Lạt khóa 16
nt
13
Lâm Đồng
Bảo Lộc
(Blao)
Vương Đăng Phong
Trung tá
38
Kiến Phong
Cao Lãnh
Nguyễn Văn Minh
nt
14
Bình Định
Quy Nhơn
Trần Đình Vỵ
Võ bị Pháp
kiêm Thị trưởng
Thị xã Quy Nhơn
Đại tá
39
Vĩnh Long
Vĩnh Long
Lê Trung Thành
Thủ Đức khóa 1
nt
15
Phú Yên
Tuy Hoà
Vũ Quốc gia
Thủ Đức
nt
40
Vĩnh Bình
Phú Vinh
Nguyễn Văn Sơn
Thủ Đức khóa 4p
Trung tá
16
Khánh Hòa
Nha Trang
Lý Bá Phẩm
Võ bị Huế khóa 2
kiêm Thị trưởng
Thị xã Nha Trang
nt
41
Phong Dinh
Cần Thơ
Huỳnh Ngọc Diệp
Đà Lạt khóa 3
kiêm Thị trưởng
Thị xã Cần Thơ
Đại tá
17
Ninh Thuận
Phan Rang
Trương Đăng Liêm
Thủ Đức khóa 4
nt
42
Chương Thiện
Vị Thanh
Hồ Ngọc Cẩn
nt
18
Bình Thuận
Phan Thiết
Ngô Tấn Nghĩa
nt
43
Châu Đốc
Châu Đốc
Nguyễn Đăng Phương
Võ bị Địa phương Nam Việt
Vũng Tàu
nt
19
Cam Ranh
Đặc khu
Trần Công Liễu
Đà Lạt khóa 8
Đặc khu trưởng
kiêm Thị trưởng
Thị xã Cam Ranh
nt
44
An Giang
Long Xuyên
Khiếu Hữu Diêu
Đà Lạt
nt
Quân khu 3
45
Sa Đéc
Sa Đéc
Lê Khánh
Thủ Đức khóa 4
nt
20
Bình Tuy
Hàm Tân
Trần Bá Thành
Thủ Đức khóa 4
nt
46
Ba Xuyên
Khánh Hưng
Liêu Quang Nghĩa
Thủ Đức khóa 4
nt
21
Long Khánh
Xuân Lộc
Phạm Văn Phúc
Đà Lạt
nt
47
Bạc Liêu
Bạc Liêu
Nguyễn Ngọc Điệp
Thủ Đức khóa 4
nt
22
Biên Hoà
Biên Hoà
Lưu Yểm
Sĩ quan Bổ túc Pháp
nt
48
Kiên Giang
Rạch Giá
Vương Văn Trổ
Đà Lạt khóa 10
kiêm Thị trưởng
Thị xã Rạch Giá
Trung tá
23
Phước Tuy
Phước Lễ
Phạm Ngọc Lân
Đà Lạt
Đại tá
49
An Xuyên
Quản Long
Nhan Nhật Chương
Đại tá
24
Tây Ninh
Tây Ninh
Bùi Đức Tài
nt
50
Phú Quốc
Đặc khu
Nguyễn Văn Thiện
HQ Nha Trang khóa 7
Đặc khu trưởng
kiêm Tư lệnh Hải khu 4
Tổ Chức Bộ TTM QLVNCH
Tài Liêu Sưu Tầm trên NET
1, Bộ Tư lệnh hành quân :
Bộ Tư lệnh hành quân { BTLHQ } thành lập ngày 20/5/1961, là cơ quan chỉ huy chiến lược – chiến dịch cao nhất, dưới quyền BTTM quân lực VNCH
BTLHQ có trách nhiệm và quyền hạn :
– Chỉ huy các quân đoàn, các lực lượng trực thuộc và phối thuộc cho quân đoàn về mặt tác chiến.
– Soạn thảo kế hoạch tác chiến chiến lược theo lệnh của BTTM và kế hoạch sử dụng lực lượng.
– Điều hành các cuộc hành binh theo kế hoạch và chỉ huy lực lượng tổng trù bị nếu được BTTM giao quyền.
– Nghiên cứu và phát triển khả năng tác chiến của quân đội về mặt chiến thuật và kỹ thuật.
Tuy nhiên, do những thay đổi về cơ cấu tổ chức trong quân lực VNCH nên từ năm 1965, BTLHQ giải thể và thay vào đó là Trung tâm hành quân chiến thuật thuộc phòng 3, BTTM. Trưởng phòng 3 đồng thời là giám đốc trung tâm.
2, Phòng 1 { nhân sự } :
Phòng 1 có nhiệm vụ duy trì tổng quân số của quân đội và quân số của các đơn vị, quản trị nhân viên, phát huy và duy trì tinh thần quân sĩ, giám sát kỹ thuật, pháp luật và trật tự trong quân đội. Phòng 1 nhân sự gồm các khối :
– Khối quân số : có các Ban điều xung, kiểm dụng.
– Khối pháp chế : có các Ban tinh thần, pháp chế, huy chương.
– Khối tuyển mộ và nhập ngũ : có Ban kiểm kết và chưởng kế.
– Khối thiết kế : có các Ban chương trình và nghiên kế { ? }.
– Khối qui tắc nhân viên : có các Ban quy chế, dân chính và thủ tục quản trị.
Ngoài ra phòng 1 còn có đơn vị trực thuộc là Trung tâm tuyển mộ và nhập ngũ các quân khu.
3, Phòng Tổng quản trị :
Phòng tổng quản trị là nơi cung ứng quân số đầy đủ và kịp thời. Đồng thời phải thi hành các công tác tuyển mộ, quân dịch, động viên. Riêng cơ quan hành chính tổng quản trị là nơi phải làm các công việc như thống kê quân số, điều hành, kiểm toán, văn thư nội bộ, cung cấp các ấn phẩm, mẫu in, bảo vệ tài liệu mật, đào tạo nhân viên nghành quản trị, phụ trách quân bưu vụ.
4, Phòng 2 {tình báo } :
a, Nhiệm vụ :
Phòng 2 có nhiệm vụ theo dõi tình hình quân sự của đối phương trong nước và các quốc gia lân cận như Lào và Cam-pu-chia. Nhận định và ước tính khả năng quân sự của đối phương. Cung cấp và yểm trợ tin tức cho các đơn vị tác chiến. Phối hợp với tổng cục Quân huấn để tổ chức huấn luyện cán bộ quân báo. Phối hợp với phòng 1 trong kế hoạch bổ sung nhân viên quân báo các cấp.
b, Tổ chức biên chế :
Quân số của phòng 2 có khoảng 300 người { không kể quân số của hai đơn vị 101 và 306 là những đơn vị sưu tầm, yểm trợ chuyên môn cho phòng 2 }. Phòng 2 được tổ chức thành các khối :
– Khối quốc nội : quân số 100 người, chỉ huy trưởng là trung tá, có nhiệm vụ theo dõi tình hình trong nội địa miền Nam Việt Nam. Khối quốc nội bao gồm các ban : Ban quốc nội Vùng chiến thuật 1,2,3,4. Ban ước tính { báo cáo tháng, năm, thống kê thiệt hại của đối phương }. Ban nghiên cứu { về tổ chức các quân ,binh chủng đối phương ở VN }.
– Khối quốc ngoại : quân số 50 người, chỉ huy trưởng là trung tá, có nhiệm vụ theo dõi tình hình miền Bắc VN và sự viện trợ của các nước phe XHCN cho Bắc VN, tình hình quân sự, chính trị của Lào, Cam-pu-chia. Khối bao gồm các ban :
Đông Nam Á { 13 người },
Bắc Việt { 15 người },
Ban nghiên cứu { 15 người } chuyên viết các bài diễn văn cao cấp, xã luận báo chí.
Ban liên lạc ngoại quốc { 5 người } chuyên khai thác báo cáo của các tùy viên quân sự miền Nam VN ở nước ngoài gửi về { trừ Lào và Cam-pu-chia }.
– Khối sưu tập : quân số 70 người, chỉ huy trưởng là trung tá, có nhiệm vụ : theo dõi, kiểm sóat lưu trữ các nguồn tin do mật báo viên cung cấp, các bản cung tù binh, hồi chánh. Thiết lập các bản yêu cầu điều tra, hành lang, không ảnh, không thám, hệ thống kho tàng, rada, không quân, hệ thống ống dẫn dầu, máy bay của miền Bắc VN.
Khối sưu tầm gồm các ban :
Ban phối hợp sưu tầm { 15 người } làm các yêu cầu điều tra miền Băc, miền Nam và hành lang.
Ban không thám ảnh { 20 người }.
Ban liên lạc không thám { 18 người } làm yêu cầu và theo dõi không ảnh.
Ban kiểm sóat nguồn tin {17 người } theo dõi và lưu trữ các nguồn tin khai thác tù hàng binh, hồi chánh, mật báo viên, thống kê các tù binh, hồi chánh.
– Khối kế, huấn, tổ : có nhiệm vụ theo dõi quân số, nhân viên quân báo các cấp và nắm bản đồ các loại, huấn luyện nhân viên quân báo.
c, Các đơn vị trực thuộc :
Để giúp cho phòng 2 về phương diện sưu tầm tin tức và chuyên môn, còn có 2 đơn vị trực thuộc : 101 và 306.
Đơn vị 101 : có quân số 700 người với 5 biệt đội sưu tập tại 4 quân khu và Biệt khu Thủ đô mang tên đoàn 65, 66, 67, 68 và 69.
Đơn vị 306 : có quân số là 300 người, được tổ chức sau 1965 khi Mỹ đưa quân vào VN. Lúc đầu đơn vị này có 5 trung tâm hỗn hợp :
– Trung tâm quân báo hỗn hợp : có nhiệm vụ cung cấp cho phòng 2 { BTTM Quân lực VNCH } và phòng 2 { Bộ tư lệnh MACV } những tin tức khai thác được liên quan đến lực lượng đối phương như không ảnh, tình hình cầu cống, đường xá, địa thế đường mòn HCM v.v…
– Trung tâm khai thác tài liệu hỗn hợp : có nhiệm vụ tập trung tất cả tài liệu do các quân khu, quân đoàn, sư đoàn, tiểu khu tịch thu được của đối phương trên các chiến trường, địa phương. Ngoài ra còn cả báo chí, sách, phim ảnh của miền Bắc để khai thác rồi báo cáo cho phòng 2 {BTTM } và phòng 2 { MACV } phổ biến cho các nơi có liên quan.
– Trung tâm khai thác quân dụng hỗn hợp : có nhiệm vụ khai thác các loại vũ khí, đạn dược, quân dụng tịch thu được. Nhân viên của trung tâm này phần lớn là chuyên viên các cục quân nhu, quân cụ, quân y, truyền tin biệt phái sang. Trung tâm này tổ chức thành các toán lưu động ở 4 quân khu. Sau khi khai thác xong sẽ biên soạn thành sách nhan đề : ” Chiến cụ của Việt Cộng ” để phổ biến rộng rãi cho các đơn vị quân Mỹ và VNCH. Riêng các loại vũ khí hiện đại như : hoả tiễn, tên lửa phòng không SAM 2, tên lửa chống tăng AT-3 do chuyên viên Mỹ khai thác { !? }.
– Trung tâm thẩm vấn hỗn hợp : có nhiệm vụ xét hỏi tù binh, hồi chánh quan trọng hoặc có sự hiểu biết nhiều, thông thường từ cấp đại đội trở lên, sau đó lập thành các bản cung. Khi tình hình chiến sự căng thẳng, trung tâm này thường tăng phái các nhân viên cho các quân khu, quân đoàn.
– Trung tâm quản trị quân báo : có nhiệm vụ theo dõi và quản trị số nhân viên quân báo từ cấp hạ sĩ quan trở xuống, quản trị các đội quân báo của quân đoàn, sư đoàn, các đơn vị quân báo biệt phái đi với Mỹ.
Sau khi Mỹ rút quân khỏi VN { 30/6/1973 }, đơn vị 306 chuyển các trung tâm hỗn hợp trên thành các khối.
d, Mức độ tin cậy từ các nguồn tin do phòng 2 { BTTM } sắp xếp :
– Ưu tiên 1 : tin của phòng 7 { trinh sát kỹ thuật }.
– Ưu tiên 2 : ảnh không thám.
– Ưu tiên 3 : tin của Nha Kỹ thuật { đơn vị chuyên tung gián điệp, biệt kich ra miền Bắc VN – đã được nói nhiều ở trên }.
– Ưu tiên 4 : Sở liên lạc theo dõi các mật khu ở miền Nam và đường mòn HCM.
– Ưu tiên 5 : cung tù binh, hồi chánh.
– Ưu tiên 6 : tài liệu thu được.
– Ưu tiên 7 : tin của các quân khu, quân đoàn.
– Ưu tiên 8 : mật báo viên của đơn vị 101 { tin ít người sử dụng }.
e, Các nguồn tin tình báo :
Các tin tức tình báo thường được lấy từ các nguồn :
– Ủy ban phối hợp tình báo quốc gia do tướng Đặng Văn Quang là phụ tá quân sự và an ninh Phu tổng thống phụ trách.
– Phủ đặc ủy tình báo.
– Phòng 2 { BTTM }.
– Phòng 7.
– Nha Kỹ thuật.
– Sở liên lạc.
– Bộ tư lệnh cảnh sát Quốc gia.
– Bộ chiêu hồi.
Bộ Tổng Tham mưu là cơ quan chỉ huy cao nhất của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Để thống nhất hệ thống chỉ huy các lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu được chính thức thành lập vào ngày 1 tháng 5/1952 với vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên là Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh, Tham mưu trưởng là Trung tá Lê văn Tỵ. Trụ sở Bộ Tổng Tham mưu ban đầu đặt tại khu nhà số 606 Đại lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. Tổng số nhân sự Bộ Tổng Tham mưu lúc bấy giờ gồm khoảng 150 người, gồm 21 sĩ quan và 15 hạ sĩ quan Pháp, còn lại là Việt Nam. Lúc mới thành lập, Bộ Tổng Tham mưu được tổ chức rất đơn giản, với các thành phần như sau:
– Tổng Tham mưu trưởng và Văn phòng TTMT
– Tham mưu trưởng Tham mưu Biệt bộ (nơi tập trung mọi tin tức để đệ trình Tổng thống)
– Ba Tham mưu phó: Tổ chức và Nhân viên, Hành quân và Huấn luyện, Tiếp vận
– Chỉ huy trưởng Viễn thông, ngang hàng Tham mưu phó
– Bốn Phòng Tham mưu chính: 1, 2, 3 và 4
– Nha An ninh Quân đội
– Ban Không quân
– Ban Hải quân
– Trung tâm Công văn và Công điện
– Bốn Nha: Nhân viên, Quân nhu, Quân cụ (trong đó có Sở Vật liệu Truyền tin) và Quân y Tháng 7/1952, các quân khu được thành lập với các tư lệnh như sau:
Đệ nhất Quân khu (Nam Việt) Đại tá Lê Văn Tỵ,
Đệ nhị Quân khu (Trung Việt) Trung tá Nguyễn Ngọc Lễ,
Đệ tam Quân khu (Bắc Việt) Trung tá Nguyễn Văn Vận và Đệ tứ Quân khu (Cao nguyên Trung phần).
Tháng 11/1954, Đại tá Lê Văn Tỵ thăng chức Thiếu tướng và ngày 1 tháng 12/1954, ông được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Tháng 10/1955, Thiếu tướng Lê Văn Tỵ được thăng Trung tướng, rồi Đại tướng tháng 12/1956, tiếp tục giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội VNCH đến sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11/1963. Trong thời gian này (1956), Bộ Tổng Tham mưu được di chuyển vào trại Trần Hưng Đạo (Camp Chanson), Phú Nhuận, nơi đặt Bộ Chỉ huy của Quân đội Pháp trước đây. Sau tháng 7/1965, chức vụ Tổng Tham mưu trưởng được kiêm nhiệm bởi Trung tướng Nguyễn Hữu Có, Tổng trưởng Quốc phòng. Vào ngày 14 tháng 10/1965, sau khi Tướng Nguyễn Khánh bị gạt bỏ khỏi chính quyền, Trung tướng Cao Văn Viên được cử vào chức vụ Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH. Năm 1967, khi Tướng Nguyễn Hữu Có bị bãi chức, Trung tướng Viên kiêm nhiệm chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng trong một thời gian ngắn. Cũng trong năm này, ông được thăng Đại tướng. Sau 1963, Bộ Tổng Tham mưu còn có Trung tâm Hành quân Bộ Tổng Tham mưu, để điều khiển và theo dõi mọi cuộc hành quân trên toàn quốc. Trung tâm Hành quân BTTM là một Bộ Tổng Tham mưu thu hẹp, có đủ các đại diện thẩm quyền từ các Phòng của Bộ Tổng Tham mưu, các Bộ Tư lệnh Không quân, Hải quân, các binh chủng yểm trợ hành quân và tiếp vận. Bộ Tổng Tham mưu có tới hai trung tâm truyền tin. Một trung tâm truyền tin Diện địa cố định gọi là Trung tâm Truyền tin Bộ Tổng Tham mưu, do Tiểu đoàn 650 thuộc Liên đoàn 65 Khai thác Truyền tin Diện địa quản trị, với những phương tiện viễn liên cố định. Ngoài ra, Trung tâm Hành quân BTTM còn có một Trung tâm Truyền tin Chiến thuật lưu động do Tiểu đoàn Truyền tin BTTM điều khiển và quản trị.
Từ 1965 khi Quân đội VNCH được cải tổ lại, Bộ Tổng Tham mưu bao gồm 7 phòng/nha và một số các cơ quan trực thuộc như Hành quân, Nhân viên, Huấn luyện, Tổng Cục Tiếp vận, và Tổng Cục Chiến tranh Chính trị. Các phòng/nha và đơn vị thường được nhắc đến là Phòng Tổng Quản trị, Phòng Tài ngân, Nha Tổng Thanh tra Quân lực, Nha Kỹ thuật Chiến lược, Đại đội Tổng Hành dinh, Đại đội 1 Quân cảnh, Đại đội Công vụ…
Theo tinh thần của sắc luật về vai trò của Bộ Tổng Tham mưu được Tổng thống Thiệu ban hành vào tháng 7/1970 thì Bộ Tổng Tham mưu được định nghĩa là một Ban Tham mưu Liên quân.
Trên thực tế và bản chất, Bộ Tổng Tham mưu là một Bộ Tham mưu Lục quân với thẩm quyền trên hai quân chủng kia, chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng trưởng Quốc phòng về vấn đề huấn luyện, tổ chức và sử dụng quân đội trong đường hướng do Tổng thống định liệu. Khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết, thì các buổi họp bất thường hay hàng tháng với các Tư lệnh Quân đoàn cùng các Tư lệnh Quân binh chủng như Hải quân, Không quân v.v. được diễn ra trong Dinh Độc Lập thay vì ở Bộ Tổng Tham mưu như thường lệ. Những buổi họp này được đặt dưới quyền chủ tọa của Tổng thống Thiệu với tư cách là Tổng Tư lệnh Tối cao QLVNCH. Từ đó, Tổng thống Thiệu hoàn toàn lấy mọi quyết định và ra lệnh thẳng cho các nơi.
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 28 tháng 4/1975, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn đã đến văn phòng Tổng Tham mưu trưởng như thường lệ để gặp Đại tướng Cao Văn Viên theo dõi tình hình quân sự. Trong cuộc gặp nói trên, Đại tướng Viên yêu cầu Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn cử người thay thế vì ông đã trình xin Tổng thống Trần Văn Hương cho được giải nhiệm.
Sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4/1975, và sau cuộc rút quân của QLVNCH khỏi Xuân Lộc, Đại tướng Cao Văn Viên không còn thiết tha với chức vụ Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH. Khi Tướng Viên trình xin Tổng thống Trần Văn Hương cho ông được giải nhiệm, Tổng thống Hương yêu cầu ông tiếp tục giữ chức vụ đến khi ông này trao quyền cho ông Dương Văn Minh.
Chiều 28 tháng 4/1975, Đại tướng Cao Văn Viên ra đi cùng với Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng 3 BTTM. Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân QLVNCH, kiêm Tổng Cục trưởng TCTV bỏ đi trưa ngày 29 tháng 4/1975. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng rời nhiệm sở. Khoảng 11 giờ 45, trực thăng của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đáp xuống ngay sân cờ tòa nhà chính đón Trung tướng Ngô Quang Trưởng. Trước tình trạng này, tân Tổng thống Dương Văn Minh đã cử một số (cựu) tướng lãnh như Trung tướng Vĩnh Lộc giữ chức Tổng Tham mưu trưởng, cựu Trung tướng Nguyễn Hữu Có Phó Tổng Tham mưu trưởng, cựu Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (Việt Cộng nằm vùng) làm Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng BTTM, cựu Thiếu tướng Lâm Văn Phát làm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Chuẩn tướng Lê Văn Thân, Tư lệnh phó Biệt khu Thủ đô, Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức giữ chức Tổng Cục trưởng TCTV.
● Trong quá trình hình thành, ngoài sự thay đổi về cơ cãu, Bộ Tổng Tham mưu cũng đã thay đổi danh xưng một vài lần. Tháng 4/1964, Trung tướng Nguyễn Khánh ký sắc lệnh đổi Bộ Tổng Tham mưu thành Bộ Tổng Tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bao gồm Lục quân, Không quân, Hải quân và Địa phương quân-Nghĩa quân. Tổng Tư lệnh QLVNCH (tức Tổng Tham mưu trưởng) lúc bấy giờ là Trung tướng Trần Thiện Khiêm. Sau khi Tướng Khiêm đi làm Đại sứ, Tướng Khánh biến đổi Văn phòng Tổng Tư lệnh thành Nha Đổng lý Văn phòng Tổng Tư lệnh và bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ làm Đổng lý Văn phòng (10/1964). Danh xưng Bộ Tổng Tư lệnh sau đó lại được đổi thành Bộ Tổng Tham mưu, khi Tướng Khánh bị gạt bỏ khỏi chính quyền (2/1965).