N.D & Các trận đánh

NVV
Anh hùng đại úy Nguyễn văn Viên

Phạm Huy Sảnh
Xin giới thiệu loạt bài đặc biệt của Mũ Ðỏ Phạm Huy Sảnh viết nhân dịptháng 4-09. Bài đầu tiên viết về đại úy Nguyễn Văn Viên và tiểu đoàn 5 nhẩy dù.Vị Anh Hùng Kiệt Liệt: “Như nước Ðại Việt ta từ trước, dẫu mạnh yếu có lúc khác nhau, songhào kiệt đời nào cũng có”. Nguyễn Trãi – Bình Ngô Ðại Cáo.
Lời người viết: Công lao những người cầm súng bảo vệ VNCH trong suốt 25 năm là điều rất đáng tri ân, khâm phục. Nhưng đáng tôn vinh hơn, khi sau 30-4-1975, lúc giặc Cộng đã tràn ngập miền Nam, tướng Dương Văn Minh đã đầu hàng, Việt Nam Cộng Hoà không còn nữa, tổ chức Quân Lực VNCH ngưng hoạt động, thì tại nhiều nơi trong nước, vẫn có nhữngtổ chức võ trang nổi lên chống lại CS Bắc Việt. Họ gồm đủ mọi thànhphần: nam, nữ quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, các tổ chức tôngiáo chính trị, các thường dân buôn bán, các sinh viên học sinh, cácgiáo sư, nhà văn, nhà báo thậm chí đến cả các thương phế binh, những người còn đủ khả năng chiến đấu. Những người con yêu tuấn liệt đó củamiền Nam Việt Nam, bằng trái tim yêu nước rực lửa và tinh thần bấtkhuất sắt đá “thà chết chứ không khuất phục Cộng Sản. Ôi! Vinh hiểnthay! Họ đã đi vào cõi chết để tìm sự sống cho nhiều chục triệu sinhlinh và chính nhờ những hy sinh cao đẹp đó, đã tiếp lửa cho ngọn đuốcchính nghĩa tự do được trường tồn.Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một trong những tấm gương sángchói, vị anh hùng kiệt liệt: Ðại Úy Nguyễn Văn Viên. Cựu Mũ Ðỏ PhạmHuy Sảnh 3/2009.Tôi biết Ðại Úy Nguyễn Văn Viên từ năm 1955 khi ông làm Tiểu ÐoànTrường (TÐT) Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù (TÐ5ND), ông thường sang thăm Ðại ÚyPhan Trọng Chinh Tiểu Ðoàn Trưởng TÐ3ND và Trung Úy Ðỗ Kế Giai, TiểuÐoàn Phó. Lúc đó tôi là Thiếu Úy,Trung Ðội Trưởng của TÐ3ND. Ông Viênngười nhỏ con, gầy, sinh trưởng ở miền Nam, ăn nói nhẹ nhàng như congái, nhìn sắc diện ông không có vẻ “lính nhảy dù”. Nhưng mẫu người đóđã để lại trong ký ức tôi hình ảnh một cấp chỉ huy thật gan dạ. Ðihành quân dù trong thành phố hay dã ngoại, trong lúc đạn dịch bắn nhưmưa rào, ông lúc nào cũng đội mũ đỏ đứng chỉ huy. Khi nhắc đến Ðại ÚyNguyễn Văn Viên không thể không nói tới đơn vị mà từ đó, ông trưởngthành trong đời binh nghiệp: TÐ5ND.Trong quân sử Việt Nam Cộng Hoà có lẽ TÐ5ND là lò luyện thép đã sảnxuất các cán bộ chỉ huy xuất sắc, và là đơn vị cấp Tiểu Ðoàn tham dựnhiều trận đánh nhất trong quân lực. Về cấp Tướng Lãnh, TÐ5ND đã đàoluyện được 7 vị: Nguyễn Chánh Thi, Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Khoa Nam,Phạm Văn Phú, Hồ Trung Hậu, Lê Quang Lưỡng, Vũ Văn Giai. Nếu so sánhvề thâm niên quân vụ của các Tiểu Ðoàn Nhảy Dù thì TÐ5ND đứng vào hàngthứ ba. Thành lập ngày 1 tháng 9/1953 tại Hà Nội. Tiểu Ðoàn thâm niênthứ hai là TÐ3ND thành lập ngày 1 tháng 9/1952 cũng tại Hà Nội. TiểuÐoàn thâm niên hơn cả là TÐ1ND được thành lập từ 15 tháng 7 năm 1951tại Sài Gòn. Vào cuối năm 1953, thêm TÐ7ND cũng được thành lập tại HàNội ngày 1-11-1953, nhưng sau đó lại giải tán vào khoảng tháng 12 năm1954 tại Ðồng Ðế, Nha Trang để lấy quân số bổ sung cho TÐ5ND được táithành lập sau khi đã thiệt hại 100% tại trận Ðiện Biên Phủ. Tiểu Ðoànson trẻ nhất là TÐ6ND (hậu thân của Tiểu Ðoàn 19 Bộ Binh của Thiếu TáÐỗ Cao Trí) thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1954.Nếu làm thống kê về các Tướng Lãnh xuất thân từ các Tiểu Ðoàn Nhảy Dùnguyên thủy, chúng ta có thể liệt kê thêm quí vị xuất thân từ TÐ3ND có4 vị, Phan Trọng Chinh, Ðỗ Kế Giai, Trương Quang Ân và Trần Quốc Lịch-xuất thân từ TÐ6ND có 2 vị, Lê Nguyên Vĩ và Chuẩn Tướng Nguyễn TrọngBảo (truy thăng), TÐ1ND là đơn vị đào tạo ra 4 vị: Nguyễn Khánh,Nguyễn Văn Vỹ, Ðỗ Cao Trí và Dư Quốc Ðống. Về hàng Tiểu Ðoàn Trưởngxuất sắc TÐ5ND đã cung ứng cho quân đội VNCH như: Nguyễn Văn Viên, NgôXuân Soạn, Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Khoa Nam, Hồ Trung Hậu, Hồ Tiêu,Lê Quang Lưỡng. Riêng Ngô Lê Tĩnh từng làm Tiểu Ðoàn Trưởng TÐ2ND vàTÐ11ND. Hai Tiểu Ðoàn này đều thành lập sau.Nói tóm lại TÐ5ND đã lừng lững đứng hàng đầu trong Thiên Anh Hùng Sửcủa Quân Lực VNCH.CÁC SĨ QUAN CỦA TIỂU ÐOÀN 5 NHẢY DÙ TRONG NHỮNGNGÀY ÐẦU TIÊN KHI PHÁP TRAO LẠI CHO VIỆT NAM CHỈ HUY(Hình tư liệu của TÐ5ND chụp tháng 9 năm 1954)Hàng đứng từ trái qua: Nguyễn Ðức Huy (K10 Ðà Lạt), Vũ Văn Giai (K10Ðà Lạt), Nguyễn Mộng Hùng (K4 Thủ Ðức), Nguyễn Minh Tiến (K4 ThủÐức).Hàng giữa: Lê Quang Lưỡng (K4 Thủ Ðức), Võ Mạnh Ðông (K4 Thủ Ðức), ÐàoVăn Lượng (K4 Thủ Ðức), Nguyễn Trường Tự (K10 Ðà Lạt), Ngô QuangTrưởng (K4 Thủ Ðức), Phạm Hi Mai (K4 Thủ Ðức),Vũ Văn Ngói (K4 ThủÐức).Hàng ngồi dưới cùng: Phạm Ngọc Linh (K4 Thủ Ðức), Nhâm Ngọc Hựu (K4Thủ Ðức), Trung Úy Nguyễn Văn Viên Tiểu Ðoàn Trưởng (K6 Ðà Lạt), TrầnHuy Chương (K4 Thủ Ðức), Nguyễn Văn Tư (K4 Thủ Ðức).16 sĩ quan trong tấm hình lịch sữ 55 năm sau; 14 vị đã trở thành ngườithiên cổ, 2 vị còn lại là Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai (Santa Ana) và TrungTá Nguyễn Mộng Hùng (San Jose).Ghi chú: Hình còn thiếu các sĩ quan: Võ Trọng Hầu (K4 Thủ Ðức) và cácsĩ quan của K4 Phụ Cương Quyết tốt nghiệp Võ bị Ðà Lạt đáo nhậm TÐ5NDvào đầu tháng 12/1954 gồm có: Nguyễn Nghiêm Tôn, Trần Văn Huyên,Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Duy Khoa, Ngô Lê Tĩnh, LêNgọc Tô, Nguyễn Văn Vỹ, Nguyễn Văn Thụ, Trần Văn Nguyên và Trần HữuBào.

Nguyễn Văn Viên-1951, một thanh niên miền Nam, sau khi tốt nghiệp trung học rồi theotiếng gọi của núi sông, ông tình nguyện vào quân ngũ (Khoá 6 Võ Bị ÐàLạt) để chống lại bọn Cộng phỉ đang dày xéo quê hương. Nhưng đườnghoạn lộ của người thanh niên yêu nước đã gặp đầy gian truân, chướngngại. Cùng đơn vị đầu đời là TÐ5ND, ông 2 lần nhảy dù xuống mặt trậnÐiện Biên Phủ. Lần thứ nhất ngày 23 tháng 11 năm 1953 để giúp vị TưLệnh Mặt Trận Ðại Tá De Castrie thiết lập các cứ điểm quân sự trọngyếu. Lần thứ 2 ngày 14 tháng 3 năm1954, TÐ5ND lại được thả xuống đểtiếp cứu Ðiện Biên Phủ. Ngay khi các cánh dù còn lơ lửng trên cao, hoảlực của quân CS bố trí từ những cao điểm xung quanh căn cứ thi nhautác xạ. Khi quân bạn vừa đặt chân xuống đất thì ta và địch hỗn chiếnkhốc liệt. Trung Úy Nguyễn Văn Viên sĩ quan phụ tá đứng hàng thứ 3trong Tiểu Ðoàn) của TÐ5ND bị thương nặng nên được không vận di tản vềbệnh viện Ðôn Thủy Hà Nội cấp cứu. Toàn bộ TÐ5ND (trong số đó có TrungÚy Ðại Ðội Trưởng Phạm Văn Phú; sau này lên Tướng) được coi là nhữngđơn vị sau cùng đã chiến đấu dũng cảm cho đến khi chiến trường ÐiệnBiên Phủ hoàn toàn im tiếng súng.Tháng 3 năm 1955, từ Ðồng Ðế Nha Trang, 2 Tiểu Ðoàn Nhảy Dù được điềuđộng về Sài Gòn tham dự cuộc hành quân dẹp loạn Bình Xuyên.1) TÐ3ND do Ðại Úy Nhiệm Chức Phan Trọng Chinh mới nhận Tiểu Ðoàn doPháp trao lại. Từ chức vụ Ðại Ðội Trưởng ông trở thành vị Tiểu ÐoànTrưởng Việt Nam đầu tiên.2) TÐ5ND cũng do Pháp chuyển giao lại do Trung Úy Nguyễn Văn Viên, sĩquan phụ tá của Tiểu Ðoàn được đôn lên làm Tiểu Ðoàn Trưởng cũng làngười Việt Nam đầu tiên.Khi các lực lượng của chính phủ hồi đó đã đánh đuổi quân phiến loạnBình Xuyên khỏi Sài Gòn-Chợ Lớn, các sĩ quan sau đây đã được thăngcấp: Thiếu Tá Ðỗ Cao Trí lên Trung Tá, các Ðại Úy Nguyễn Chánh Thi vàVũ Quang Tài lên Thiếu Tá. Có điều đặc biệt là Trung Úy Nguyễn VănViên, Trung Úy Ðỗ Kế Giai lên Ðại Úy thực thụ và Ðại Úy nhiệm chứcPhan Trọng Chinh cũng được điều chỉnh đều là Ðại Úy thực thụ cùngngày. Sau đó Ðại Úy Viên trao TÐ5ND cho Thiếu Tá Nguyễn Chánh Thi. ÐạiÚy Nguyễn Văn Viên về chỉ huy TÐ6ND thay Thiếu Tá Ðỗ Cao Trí. Ông Trímới được thăng cấp Trung Tá và trở thành Chỉ HuyTrưởng Liên Ðoàn NhảyDù Việt Nam gồm: TÐ1ND Tiểu Ðoàn Trưởng, Thiếu Tá Vũ Quang Tài (mớithăng cấp) TÐ3ND Tiểu Ðoàn Trưởng, Ðại Úy Phan Trọng Chinh, TÐ5ND TiểuÐoàn Trưởng Thiếu Tá Nguyễn Chánh Thi (mới thăng cấp) TÐ6ND Tiểu ÐoànTrưởng Ðại Úy Nguyễn Văn Viên (mới thăng cấp).Kế tiếp Liên Ðoàn Nhảy Dù tiếp tục hành quân truy kích “Tướng” BảyViễn và tàn quân tại khu Rừng Sát. Vào thời gian này Thiếu Tá NguyễnChánh Thi lên làm Chỉ Huy Phó LÐND, ông trao TÐ5ND cho Ðại Úy Ngô XuânSoạn làm Tiểu Ðoàn Trưởng.Khi kết thúc cuộc hành quân tiểu trừ tàn quân Bình Xuyên tại Sài Gòn-Chợ Lớn và Rừng Sát Sài Gòn, các đơn vị nhảy dù lại được điều độnghành quân tại Núi Bà Ðen Tây Ninh dẹp lực lượng Cao Ðài ly khai, vàchiến dịch Ðinh Tiên Hoàng để bình định Miền Tây.Có thể nói trong suốt gần 2 năm 1955 và 1956, lực lượng nhảy dù đã làcái xương sống chống đỡ cho nội các của chính phủ Ngô Ðình Nhiệm đứngvững trước cơn bão táp chính trị tạo nên bởi CẢ BẠN-các lực lượng giáophái và tổ chức chính trị- LẪN THÙ- phe thân Pháp và tàn dư- Nói mộtcách khác nếu không có những người lính MŨ ÐỎ đã hy sinh xương máu vìlòng yêu nước đối với quốc gia dân tộc thì NỀN ÐỆ NHẤT CỘNG HOÀ CỦAMIỀN NAM VIỆT NAM không thể hình thành!Bởi trước những mua chuộc bằng tiền bạc, bổng lộc, quyền lợi rồi liênhệ tình cảm của người Pháp lúc đó; chỉ cần một cái gật đầu ủng thuậncủa Trung Tá Ðô Cao Trí vị Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Nhảy Dù, hoặc bấtcứ một vị Tiểu Ðoàn Trưởng mũ đỏ nào đang hành quân, không cần phảichống lại Thủ Tướng Diệm mà chỉ cần án binh bất động không thôi, cũngđủ tạo thời cơ cho Tướng Nguyễn Văn Hinh phe thân Pháp khuấy động tìnhthế, khiến cho nội các của Chính Phủ Diệm phải sụp đổ, dù cho ông Diệmcó được sự hậu thuẫn của Tướng Trinh Minh Thế và một số các đơn vị củaGiáo Phái Cao Ðài.Tôi còn nhớ ngay sau khi quân bạn đã đánh đuổi các đơn vị Bình Xuyênkhỏi Sài Gòn và Chợ Lớn, “Tướng” Bảy Viễn và dư đảng chạy về ẩn náutrong khu Rừng Sát, Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm tổ chức buổi tiếp tận vàobuổi trưa (tôi không nhớ rõ ngày) để khoản đãi và tưởng thưởng các cấpchỉ huy của đơn vị nhảy dù tham chiến, Thủ Tướng Diệm đến bắt tay từngsĩ quan chúng tôi. Trong ánh mắt long lanh biểu lộ sự xúc động ông nóirất chậm:” Việc tái lập an ninh tại thủ đô là nhờ công lao của cácchiến sĩ, tôi và chính phủ sẽ không bao giờ quên!..”Gần 2 năm chinh chiến để chu toàn trọng trách từ dẹp quân phiến loạnBình Xuyên tại Sài Gòn, tại Rừng Sát, bình định các lực lượng giáophái ly khai tại Tây Ninh và các tỉnh miền Tây. Lực lượng nhảy dù lànỗ lực chính giúp chính phủ Ngô Ðình Diệm ngăn chặn được các mũi tấncông quân sự, chính trị để cuối cùng ông đã thành công trong việc ổnđịnh xáo trộn chính trị, vãn hồi trật tự xã hội, tại thủ đô Sài Gòncũng như từ vĩ tuyến 17 xuống mũi Cà Mau, công lao đó của các chiến sĩMũ Ðỏ được coi là những công thần lập quốc của NỀN CỘNG HOÀ NAM VIỆTNAM. Hy vọng mai này những người viết sử sẽ không quên.Năm 1957, Ðại Úy Viên đang làm Tiểu Ðoàn Trưởng TÐ6ND đột nhiên taihoạ xảy đến cho ông, vì một lỗi lầm của thuộc hạ ông phải gánh hếttrách nhiệm và bị giải ngũ. Ra khỏi quân đội ông đi dạy học và vợ ôngbuôn bán mưu sinh. Ông cảm nhận sống đời “phó thường dân” và nghĩ rằngđã cố gắng đóng góp đủ nghĩa vụ cho đất nước. Năm 1972, ông được lệnhtái ngủ theo lệnh của Bộ Quốc Phòng vì nhu cầu cần cán bộ chỉ huy. Ôngbổ sung về SÐ9BB và được chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinhcủa Sư Ðoàn.Có người nói rằng đường hoan lộ của ông sinh động như “bức tranh vâncẩu” bởi vào thời điểm này các Thiếu Úy Vũ Văn Giai đã là Chuẩn TướngTư Lệnh SÐ3BB và Lê Quang Lưỡng tư lệnh SÐNhảy Du. Thiếu Úy Ngô QuangTrưởng một sĩ quan đàn em rất thân tín của ông thời còn ở TÐ5ND đã lênThiếu Tướng và hiện đang là Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 mà SÐ9BB là đơn vị cơhữu.Truyện được kể rằng hồi đó, có lần Tướng Trưởng xuống thăm Bộ Tư LệnhSÐ9BB. Ngẫu nhiên Tướng Trưởng tao ngộ vị xếp cũ của mình trong hàngquân. Tướng Trưởng thân mật bắt tay Ðại Úy Viên và hỏi: “Anh Viên vàgia đình mạnh khỏe? Anh có cần gì không? Ðại Úy Viên không đợi choTướng Trưởng nói hết câu, ông trả lời: “Cám ơn Thiếu Tướng, tôi khôngcần gì cả” thái độ của Ðại Úy Viên đã biểu lộ cái “dũng” của ngườilính rất tự trọng và kỷ luật: lệnh sao làm vậy, không cần nhờ vả ai.Một vị tướng lãnh hiện đang định cư tại Hoa Kỳ từng là bạn thân cùngbinh chủng với Ðại Úy Nguyễn Văn Viên kể lại: “Sau 30/4/1975, khi CSđã chiếm toàn bộ Nam Việt Nam, chúng (CS) kêu gọi sĩ quan và TướngLãnh phải trình diện đi “học tập”. Ðại Úy Viên đến thăm tôi tại nhàriêng ở Sài Gòn. Ông Viên hỏi tôi: “Anh có đi trình diện tụi nókhông?” Tôi trả lời: “Ðâu còn cách nào khác hơn, tôi đang sửa soạnđây.” Ðại Úy Viên khẳng định: “Tôi (NVV) không đi đâu cả, tôi sẽ tổchức lực lượng “uýnh” bỏ mẹ tụi CS này” Rồi Ðại Úy Viên tiếp: “Anh cònvũ khí không? Xin cho tôi để giúp chúng tôi chiến đấu” Tôi (vị tướnglãnh) nghe anh Viên nói vậy bèn đi lục lọi trong nhà tìm được một sốvũ khí như súng lục hãm thanh, súng colt 45, súng cac bin, tiểu liênvà đạn dược rồi trao cho Ðại Úy Viên. Ông Viên tháo rời từng khẩu chodễ ngụy trang rồi gói riêng thành từng gói cho vào túi vải. Ông Viênnhìn quanh phòng làm việc của tôi thấy cái máy chữ nhỏ, Olivetli, ôngliền hỏi xin luôn để dùng đánh máy truyền đơn. Tôi chấp nhận ngay, tôicho ông 2 cái túi vải để đựng các món đồ tôi vừa tặng. Ông Viên cám ơnrồi kiếu từ chia tay. Chúng tôi chia tay từ đó, tôi (vị tướng lãnh)thì vào tù CS còn ông Viên ở lại quyết chiến đấu với kẻ thù để hy vọngmột ngày giải thoát cho tôi.Ông tiếp: “Sau 17 năm bị tù CS, trở lại sống tại Sài Gòn, tôi có đượcnghe huyền thoại thật đẹp về Ðại Úy Nguyễn Văn Viên. Rằng sau30/4/1975, ông tổ chức một lực lượng võ trang hoạt động ngay trong khuvực Sài Gòn-Chợ Lớn. Ông liên kết với các lực lượng tôn giáo và tạođược nhiều thành quả như đặt chất nổ phá hoại, trải truyền đơn kêu gọiđồng bào đứng lên chống lại bọn CS cầm quyền. Tổ chức của Ðại Úy Viênliên kết với lực lượng của linh mục Nguyễn Văn Vàng thuộc Dòng ChúaCứu Thế và nhiều tổ chức khác đã gây được sự chú ý tại quốc nội và hảingoại. Rất tiếc sau đó bị nội tuyến nên khoảng cuối năm 1976 các vịlãnh tụ của tổ chức là Ðại Úy Nguyễn Văn Viên, linh mục Nguyễn VănVàng và một số chiến hữu trong tổ chức đã bị CSVN bắt.Ðể tuyên truyền hù doạ dân chúng. CS cho tổ chức cái gọi là “phiên toàkhẩn cấp” để xử ông Viên và các vị lãnh tụ của tổ chức chống đối.Phiên toà xử ông đã được CS loan truyền trên loa phóng thanh diễn tiếncuộc xử án cho dân chúng nghe. Trong phiên toà, Ðại Úy Viên, Linh MụcVàng và các chiến sĩ tay bị còng, dáng điệu khinh mạn bọn CS đang ngồixử án, nét hiên ngang của các dũng sĩ đã làm cho người dân trong phòngxử đều khâm phục còn truyền tụng đến ngày nay.Phiên toà ngắn ngủi, được tổ chức hết sức máy móc, phi công lý, khôngluật sư biện hộ, trên bục công tố là những tên “dép râu” mới từ bưngbiền về mặt hãy còn nám màu nước phèn, thái độ đằng đằng sát khí. Kếtquả của bản án đã được tụi CS soạn trước, chúng tuyên án: Ðại Úy Nguyễn Văn Viên tử hình, linh mục Nguyễn Văn Vàng chung thân khổ sai,v.v… Nguồn tin một nhân chứng hiện còn sống tại Sài Gòn là một cụ bà người Công Giáo năm nay đã gần 90 tuổi qua điện thoại cụ kể lại: “Ngày ViệtCộng xử tử Ðại Úy Viên tại Vườn Ðiều Thủ Ðức(?) vào năm cuối 1976 (cụkhông nhớ ngày) nhiều dân chúng trong số đó có cụ đã tụ tập quanh“pháp trường” để chiêm ngưỡng ông lần cuối. Trước khi bắn ông, chúng(Cộng Sản) hỏi ông có muốn nói điều gì không? Ðại Úy Nguyễn Văn Viên dõng dạc trả lời: “Tôi muốn nói với các anh, người Cộng Sản, có bắntôi hôm nay cũng không dập tắt được ngọn lửa đấu tranh của người dântrong nước, mai này sẽ có hàng trăm, hàng ngàn Nguyễn Văn Viên khácnối gót. Nói xong Ðại Úy Nguyễn Văn Viên quay về phía đồng bào đang dựkiến, ông nói thật lớn: “Tôi xin chúc đồng bào ở lại mạnh giỏi.” Rồi,tuy hai tay ông bị trói chặt về phía sau, nhưng Ðại Úy Nguyễn Văn Viên trong tư thế rất oai nghiêm, đầu ông ngẩng cao, ngực ưỡn về phía trước như thách đố những tay súng, một tên CS tay cầm miếng vải đen tính bịt mắt ông, ông hiên ngang nói lớn: “Các anh không cần bịt mắt tôi, tôi sẵn sàng rồi, bắn đi.” Một loạt đạn nổ liên tiếp xuất phát từ những bàn tay CS khát máu, đã kết thúc mạng sống người con yêu của Miền Nam Việt Nam. Ðầu ông vẫn thẳng, dựa vào cái cột gỗ, tấm áo trắng của ông nhuộm đầy máu, nhữngdòng máu đỏ từ ngực ông theo thân hình chảy dài xuống chân, thấm vào mạch đất tự do, nơi ông sinh ra và cả đời hết lòng phụng sự! Ôi cái chết của Nguyễn Văn Viên thật kiêu hùng kỳ diệu, còn vinh hiển hơn cả người xưa. Hơn 100 năm trước, ngày 24 tháng 4 năm 1882, Tổng Ðốc Hoàng Diệu cũng đã chọn cái chết bằng cách thắt cổ tự tử sau khi không giữ nổi thành Hà Nội: Tổng Ðốc Hoàng Diệu, một trụ cột của triều đình nhà Nguyễn, ngài nhận lệnh vua trấn thủ thành Hà Nội. Khi thành mất về tay địch, ngài đã lựa cái chết để giữ trọn khí tiết của kẻ sĩvà một tôi trung, sự tuấn liệt đó, đã được sử sách hết lời ca tụng! Ðó là truyện đời xưa.Truyện đời nay được truyền tụng rằng: “Vào cuối thế kỷ 20, trong cuộc chiến tranh giữa thiện và ác, giữa chính và tà, giữa những người khátvọng tự do và bọn CS độc tài khát máu, có một dũng sĩ cương quyếtchống lại chủ thuyết CS, chống lại bọn CSBV gian ác. Ông quy tụ những người cùng chí hướng nổi lên chống lại chế độ cầm quyền, người đó làNguyễn Văn Viên.Ðại Úy Nguyễn Văn Viên từng là công thần xây dựng Nền Ðệ Nhất Cộng Hoànhưng chẳng bao lâu, ông bị bỏ quên ngay, Quân Ðội ruồng bỏ, đườnghoan lộ của ông lang bang từ ông xuống thằng nhưng ông vẫn cắn răngchịu đựng hết lòng thủy chung.15 năm sau tưởng như giã từ vũ khí,nhưng đầu năm 1972, khi tuổi đời đã “tà tà bóng ngả ”, ông nhận được lệnh tái ngũ, rồi đươc trao cho một chức vụ không hợp với khả năng. Ông thản nhiên chấp nhận không phản đối. Ấy thế mà khi chính quyềnMiền Nam mất về tay CS, Quân Ðội không còn đủ khả năng bảo vệ ngườidân. Trong lúc mọi người tuyệt vọng thì ông đứng lên. Trong lúc mọingười đau khổ, thì ông sẵn sàng chia sẻ. Trong lúc mọi người mất tự do, thì ông vùng lên tranh đấu. Ông tự cảm thấy cá nhân ông vẫn còn trách nhiệm với Tổ Quốc Nam Việt Nam và đồng bào ruột thịt.Nét hiên ngang của Nguyễn Văn Viên, là sau 30/4/1975, cũng như các đồng đội khác để tự cứu sinh mạng, có thể tìm đường vượt thoát ra hải ngoại hay vào tù CS, nhưng chiến sĩ Nguyễn Văn Viên đã chọn cho mình một hướng đi mà con đường trước mặt đầy gian nan, nguy hiểm. Ông hy sinh hạnh phúc riêng tư và hiến dâng sinh mạng của mình cho đại nghĩa. Gương tuấn liệt của ông đã làm kẻ thù (CS) phải cúi đầu xấu hổ và thức tỉnh biết bao trái tim yêu nước cho đến ngày hôm nay.
Tôi thực hiện bài viết như lời tiễn biệt người chiến sĩ tuẫn liệt cùng hy vọng từ tâm khảm thắp lên nén hương cho Chiến Sĩ Nguyễn Văn Viên và biết bao chiến sĩ hữu danh, vô danh khác để bày tỏ tấm lòng thương cảm, biết ơn vô vàn. Bây giờ là 4 giờ sáng, đêm ngày 27 tháng 2 năm 2009, ngoài trời vẫn còn tối, không gian hoàn toàn im lặng và từ phía bên kia bờđại dương thật xa đột nhiên văng vẳng giọng ca cao vút của người nữ ca sĩ năm xưa, trong Bài Ca Chính Huấn như rót vào tai tôi: “Người nằm xuống đây, cho ta đứng lên từ quê hương này. Người nằm xuống đây, khi chưa viết xong trang sử đấu tranh. Người đã ra đi theo vận nước”.Thiên kỷ này, Ðại Úy Nguyễn Văn Viên không còn nữa nhưng tinh thần Nguyễn Văn Viên còn vằng vặc ngàn năm!
Khởi viết ngày 17 tháng 1 năm 2009, sưu tầm tài liệu, update tin tức,nhuận sắc, trình bày kỹ thuật và đánh máy xong ngày 10-3-2009 tại VùngTây Bắc Hoa Kỳ.
Cựu Mũ Ðỏ Phạm Huy Sảnh
* Tác giả ghi chú:
1) Khi bài viết đã hoàn tất, tác giả nhận được thêm tin tức sau: Ðầu năm 1972, hồ sơ gọi tái ngũ của các sĩ quan được Phòng Tổng Quản Trị Bộ Tổng Tham Mưu trình lên Ðại Tướng TTMT, Ðại Tướng Cao Văn Viên duyệt đến hồ sơ của Ðại Úy Viên. Vị Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng không đồng ý về những biện pháp mà Quân Ðội đã áp dụng đối với Ðại Úy Viênvào năm 1957. Tướng Viên cho lệnh Phòng Tổng Quản Trị thăng cấp ThiếuTá nhiệm chức cho Ðại Úy Nguyễn Văn Viên kể từ ngày tái ngũ. Có nghĩalà khi chiến sĩ Nguyễn Văn Viên về trình diện SÐ9BB, ông đã mang cấp bậc Thiếu Tá Nhiệm Chức cho đến 30/4/1975.Tác giả xin trân trọng bổ túc.
2) Xin cám ơn quý vị Tướng Lãnh Nhảy Dù, quý Linh Mục và cụ bà thuộcDòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, các chiến hữu của TÐ5ND, Colonel Mike McDermott, cựu cố vấn của TÐ5ND, các chiến hữu Mũ Ðỏ từ Âu Châu, đã giúp chúng tôi các tin tức, hình ảnh, và tư liệu. Cùng các em Hà, Ðặng phụ trách kỹ thuật để hoàn

trinhsat-du
Đại Đội 2 Trinh Sát Nhẩy Dù (ĐĐ2TSND)
Không biết tại sao nhiều người viết và nhắc tới đơn Đại Đội 2 Trinh Sát Nhẩy Dù (ĐĐ2TSND)? “ Nó” cũng giống như hằng trăm, hằng nghìn đơn vị cấp đại đội khác, cũng đánh giặc, cũng “oánh” lộn, “uýnh” trúng, ba gai, coi Ông Trời bằng cái nắp vung, khiến nhiều lần tôi cũng phải phát khủng, hoá điên vì “Nó”…! Nhẫm tính ra tôi làm Đại Đội Trưởng “cái” đơn vị này gần 6 năm dài chứ chứ ít ỏi gì sao, lớp này ngã xuống, lớp khác bổ sung, đến rồi đi, đi rồi quay trở về, có nhiều “ông Thiên Lôi” quậy tàn canh gió lốc, thần thiên chứng kiến cũng sầu bi lắc đầu ngao ngán lẫn hố hố cười sảng khoái, ma quỷ lỡ độ đường cúng quẩy cô hồn tháng bẩy, linh lạc bay tứ tán muôn phương nhìn thấy cũng buồn khóc lẽ loi “lòi le” một mình…như thế, như vậy và như thị …ha…ha…ha…!!! Nhưng khi xung chiến trận thì có Tổng Lãnh Thiên Thần Micae (Michael) đỡ đầu là “Hộ Pháp” của binh chủng Nhẩy Dù giáng thế cũng chưa chắc đã can gián, phân bua, đình cản mấy “ổng” được…! Nhiều trận xông vào những mục tiêu “cửa tử” chết người, “Quan” chưa kịp chỉ huy điều động thì đã nghe thấy mấy “ông Thiên Lôi” đã đứng trên miệng hầm vạch quần đái xuống với giọng cười ha hả khoái trá, VC đang chong súng từ dưới bắn lên dòn tan, “Thiên Lôi” nhoài mình nhanh nhẹn tránh né tinh ranh như sóc cáo và rút chốt lựu đạn “thẩy lổ” như đánh bi, đánh đáo giỡn mặt tử thần ngổ ngáo, ngịch ngợm như trong thôn xóm những ngày còn thơ dại hồn nhiên… và đau thương tan nát như vỡ đi từng mạch máu co thắt nhói tim khi phải vuốt mắt tiễn đưa bằng hữu và những “đứa em Thiên Lôi” về “vùng 5” nơi cõi mịt mùng mà đời không còn gặp lại nhau:
Ôi…bằng hữu đã lên đường quá vãng
Trận mạc tan tành không một nén hương
Tiễn nhau đi lửa cháy đỏ thôn làng…
Tôi yên lặng cúi đầu như pho tượng
(Tiễn Biệt – mũđỏútbạchlan)
Những ai đã từng chung cam khổ, hiểm nguy trên chiến trường trong quảng đời quân ngũ dài lâu ắt hẳn sẽ đồng cảm với Anh – Em chúng tôi những Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ “thấu nỗi” gia đình Huynh Đệ Chi Binh không phải chỉ là từ ngữ để chỉ “thứ” Tình “nó” bàng bạc như hời hợt mông lung mà lại rất gắn bó, thắt chặc và tình thâm như Huynh Đệ Thủ Túc sống chết hết lòng bảo vệ cho nhau, đôn đốc nhắc nhở kinh nghiệm chiến trường, Sĩ Quan “om” Lính những kinh nghiệm tử sinh qua “bề dầy” trận mạc như những châm ngôn, những qui tắc để giữ thân và chiến thắng trên chiến trường mỗi ngày qua thêm khốc liệt …vì kẻ nội thù Bắc Quân có cùng một giống nòi Việt Nam với chiến đấu tính tinh xảo, kỳ tuyệt …đã được hun đúc kinh qua bao trường thiên chiến cuộc chống cự với giặc Hán phương Bắc để dựng Nước, giữ Nước và mở Nước đến ngày nay…! Nên Ta rõ thấu Địch và Địch cũng tỏ lòng Ta. Nhưng Quân Dân miền Nam khác với “rợ” Bắc Cộng vì chúng ta Thiện, Lành, Hài Hoà và Văn Minh …biết trân quí “cái” Tốt Đẹp từ bản chất con Người, đãi lọc văn hoá của mình, cắt tỉa văn hoá du nhập tự phương xa sao cho hợp với mình, với thời… làm thêm phong phú văn vẽ rồi “thì là” Việt Nam, điển hình như “Người SàiGòn” mà tứ dân địa phương Nam – Trung – Bắc hội tụ, hoà nhập rồi lẫn vào nhau thành “cái” đặc trưng “Dân SàiGòn”, nếp sống SàiGòn, giọng nói SàiGòn…loài chim se sẻ là những “thị dân” chuyên cư trú trên mái nhà trong thành phố cũng có đời sống sinh hoạt cộng hưởng với thị dân thứ thiệt rất Sàigòn, rất bản lĩnh, rất hào phóng, rất “anh hùng mã thượng” và cũng rất lè phè nhậu nhẹt cụng ly chí chát, tân nhạc xen lẩn vọng cổ hoà điệu chẳng phiền hà gì ráo trọi…Nhưng thói tiểu nhân, chơi xấu, cà chớn, chơi mẹ đụ, nịnh trên đạp dưới là không được làm bạn chung mâm, chung bàn “tao dzọng cho mầy thấy mẹ” là “thuật” ngữ ban cho “thằng cà chớn” kèm theo vài cú đá, đạp văng ra đường, nạn nhân sịt máu mũi, phun ra vài cái răng cửa thích đáng biểu đồng tình…Vì vậy
cho nên, từ Đại Đội Phó đến Binh Nhì vừa về đơn vị trình diện là “Quan” quán mục xem “chân cẳng anh hùng” lượng định “Hảo Hớn Lương Sơn” hay “gà mái” để mà “xử thế” an bày trong hàng quân sao cho hợp tính cách hữu dụng và trên hết là thân tình tự Tâm thể hiện Thân cận, Thân “giáo” để làm gương. Tôi thương mến tất cả “thuộc hạ” thế đứng chỉ huy trong Đại Đội 2 Trinh Sát Nhẩy Dù đơn vị tinh nhuệ, thiện chiến ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và Họ là “thượng thừa” của tôi trong tình nghĩa cao thượng Tử Sinh xương máu trên chiến trường và Họ chính thật là bản thân thủ túc của tôi. Những khi dưỡng quân an bình ngắn hạn tôi vẫn thường “lên lớp” căn dặn “mấy ông Thiên Lôi” như “Tố Nữ Kinh Bửu Giám”: “Các anh em, mấy “ông cố nội”, mấy “ông thiên lôi”, mấy tên cà chớn tụi bây, tụi mầy…là Lính của Đại Đội 2 Trinh Sát Nhẩy Dù nổi tiếng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà khi chiến đấu thì hiên ngang trên chiến trường, nhưng về thành phố phải thể hiện phong cách thanh lịch “con nhà”. Không như khỉ đột về thành… “! Mà “thanh lịch” làm sao chứ ! Họ vừa mới được bốc ra khỏi trận mạc tử địa thì trổ ngay đủ mọi phương cách kỷ xảo, mánh mung là “dù” trốn ngay ra phố mặc cho ăn boot de sault, lãnh phạt…thả giàn không cần bán vé, bị Quân Cảnh hốt, giải giao trả về đơn vị, “Quan” tra vấn, “Lính” trả lời ngâm nga:
Tóc nàng dài nàng cài hoa thiên lý
Tóc em dài Quân Cảnh kí đầu Em…!
“Quan” Tôi không “dằn” được cười bèn thị uy “ngọt”: “ Thôi đi !… đi hớt tóc đi “ông cố nội”…!!! Hết ý !
Tháng 5 năm 1972, Đơn Vị vất vả tả tơi sau một tháng ăn thua đủ với SĐ320 CSBV là một sư đoàn chủ lực thiện chiến thuộc Quân Đoàn 3VC tham gia chiến dịch Bắc Tây Nguyên năm 1972. Sư đoàn 320B gồm các trung đoàn 48, 64 và một trung đoàn bộ đội địa phương của mặt trận B5 tăng cường cho mặt trận Trị Thiên 1972. Các trung đoàn 48 và 64 của Sư đoàn 320 B là các đơn vị chủ lực phòng thủ Cổ Thành Quảng Trị trong suốt 81 ngày đêm từ 6-6-1972 đến 15-9-1972. Đặc biệt là Trung Đoàn 48 với khẩu hiệu: “48 còn, Quảng Trị còn” và Trung Đoàn 48 VC nầy đã bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà xoá sổ, tử thi cán binh VC đã tanh bành với đất đá trong Cổ Thành… được kết thúc ngày 18-6-1972 với chiến thắng anh dũng của Quân Lực Miền Nam và ngọn cờ Vàng chiến thắng phất phới ngạo nghễ bay trong gió trên tường thành Quảng Trị. Đơn vị của tôi chỉ được an dưỡng 6 ngày tại hậu cứ, chờ bổ sung quân số và tái trang bị, lại cấm trại 100%…! Nhận lệnh hành quân kế tiếp là “bốc” rồi “thả” vào chiến trường Quảng Trị. Sáng ngày 14-5-1972, sau phiên họp hành quân ở Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn II Nhẩy Dù (BCHLĐIIND) Đại Tá Trần Quốc Lịch nói:
– “ Đại Úy Út ở lại gặp Tôi “!
Ngồi trong văn phòng riêng của Liên Đoàn Trưởng, Tôi hơi lo âu hồi hộp không biết sự việc hung hay kiết, vì cách đây 4 ngày Tôi đã lén lút cho phép tất cả “Quan và Quân” được về thăm nhà 4 ngày và phải trở về đơn vị đúng thời hạn…?! Nếu có lệnh lên đường hành quân lúc này thì Tôi lãnh đủ, vì quân số chỉ còn có năm bảy chục mạng ở trại gia binh mà thôi ! Nhưng ý nghĩ đó chỉ thoáng qua trong đầu rồi tan biến ngay đi, vì Tôi biết chắc chắn rằng Ông sẽ “châm chế” không nỡ khiển trách Tôi và đơn vị vì tính Ông bộc trực, cảm thông với binh sĩ đồng khổ cực, gian nguy ở chiến trường …lại nữa mới vừa hai tuần lễ qua chúng tôi đã vào sinh ra tử cứu Ông và Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn bị địch trùng trùng tứ phía tấn công ở Võ Định và căn cứ 43. Tôi tự hỏi: Misson Imposible chăng ? Có thể lắm ! Ông bước vào, vòng ra sau ghế ngồi của Ông cười cười rồi ra lệnh:
– Anh nghe đây: Đây là khẩu lệnh, Anh không cần biết của ai…khi ra đến Phú Bài…Anh phải làm như thế này…thế này…Anh có gì thắc mắc không ?
Thắc mắc cái gì ? Thi hành trước khiếu nại sau đã thế rồi và Tôi chưa bao giờ nhận một lệnh hành quân nào ” Tiếu Ngạo Giang Hồ ” như thế này ?!!! Sau này Tôi mới biết đây là chỉ thị riêng của Trung Tướng Dư Quốc Đống (Tư Lệnh Sư Đoàn Nhẩy Dù) qua lời yêu cầu của Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng (Tư Lệnh Quân Đoàn I) . Lệnh hành quân “Đóng Phim” …trong khi mặt trận Quảng Trị và Huế đang bước vào giai đoạn sinh tử khốc liệt: Sư Đoàn 3Bộ Binh như tan biến nơi nào đó, Sư Đoàn1Bộ Binh đang vất vã hiểm nguy giữ từng ngọn đồi trên dãy Trường Sơn phía Tây Huế cùng với Liên Đoàn I Biệt Động Quân, Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến đã rút về án ngữ phòng tuyến phía Nam sông Mỹ Chánh, Lữ Đoàn I Nhẩy Dù và Lữ Đoàn III Nhẩy Dù đang hỗn chiến với Bắc Quân VC ở An Lộc, Lữ Đoàn II Nhẩy Dù đã tử chiến với Bắc Quân ở mặt trận Tam Biên giờ như mãnh hổ thấm thương què quặt đang “gom bi” chờ phục hồi sinh lực …bây giờ còn lại đơn vị Tôi “anh hùng xông tứ phương” nơi nào cực hiểm nguy như chỉ mành treo chuông, tử thần Bắc Quân lởn vởn cường bạo tấn công, vây hãm chờ đoạt hồn Quân Ta …thì đơn vị Đại Đội 2 Trinh Sát Nhẩy Dù và đơn vị 81 Biệt Cách Dù được điều động “bốc” và “thả” tới nơi để tử chiến giải nguy cho Quân Bạn…nay “Đại Đội Chiến” lại được lệnh đi ” Đóng Phim ” thì quả là tiếu lâm khôi hài không chỗ nào “chê” được …!!! Mà là đóng phim thật mới “tuyệt” làm sao ! Qua những thước phim nhựa của Trung Tâm Điện Ảnh Quân Đội nầy đã chứng tỏ ĐĐTS2ND của Tôi thật “thanh lịch” trên đường phố Huế vào mùa Hè năm 1972 dường bao…?!!! Đây những “scene” và “casting” tài tử là “Quan và Quân” ĐĐ2TSND đóng phim “đánh đấm” và “dỗ an” dân Huế rất ư là tận tình hết ý như ri:
Ngày 15 tháng 5 năm 1972, …Khi phi cơ vừa thả ĐĐ2TSND xuống phi trường Phú Bài, Tôi gọi tất cả 4 Sĩ Quan Trung Đội Trưởng, 6 Sĩ Quan Toán Trưởng, Thường Vụ, Sĩ Quan tiền trạm họp bỏ túi tại chỗ, mỗi người đã có sẵn bản đồ hành quân trên tay được phân phối khi còn trong C130 trên đường bay ra xứ Huế. Tôi bắt đầu ra lệnh “Hành Quân Đóng Phim”:
– Các Anh cũng biết, chúng ta là đơn vị Nhẩy Dù đầu tiên đến Huế và sẽ vào Quảng Trị từ khi Quảng Trị đã bị mất vào tay Cộng Quân…! Bây giờ thì hãy ghi nhớ những khẩu lệnh của Tôi, nếu chỉ một hành động sơ xuất nào thì các Anh phải trực tiếp chịu trách nhiệm…! Rõ chưa ? Thôi,… tất cả đã thông suốt, cứ thế mà thi hành, nhớ luôn luôn trên máy…!
10 giờ 30 phút sáng, đoàn xe 6 chiếc GMC lăn bánh chạy rời khỏi phi trường với chiếc jeep có huy hiệu con Ó Nhẩy Dù dẫn đầu. Theo lệnh, tất cả quân nhân khi lên xe, tháo ba lô để xuống sàn xe, thay mũ sắt bằng mũ đỏ, chỉ có giây ba chạc và súng cá nhân, không được ngồi mà phải đứng quay mặt ra ngoài thành xe trình diễn khí thế Bataillon De Commandos vào “đại lễ” dẹp trừ bạo loạn và an dân…!!!
Tôi dẫn đầu đoàn xe, chạy thật chậm, khoảng chừng được vài cây số cho dừng lại trên Quốc Lộ I…Ngược đường trước mặt là đoàn người chạy loạn, hằng trăm, hằng nhiều ngàn nam phụ lão ấu, đàn ông, đàn bà, con nít tay gồng, vai gánh thân nhân, đồ vật với xe lam, xe bò, xe đò, xe đạp, xe máy chất đầy bao bị tất tả đang hướng về phí Nam, Đại Lộc, Lăng Cô, Đèo Hải Vân…! “Tài tử” ĐĐTS2ND bắt đầu đóng phim: họ nhẩy xuống xe, tận tình, tận lực phụ giúp đẩy những chiếc xe do người kéo cực nhọc nặng nề, bồng mấy đứa bé mà bà mẹ đang cỏng, tay bồng tay dắt dăm ba đứa bé con, mấy “ông Thiên Lôi” nhanh nhẩu móc trong giây ba chạc những hộp trái cây, thịt ba lát, thuốc lá cà phê trong khẩu phần Ration C phân phát cho mọi người hể hả rất ư là chí tình Quân Dân như cá với nước và “Phim” đã trở thành “Thực” trước tình huống đùm bọc, chở che đồng bào hoạn nạn trong chiến cuộc…! Thật sự cảm động đã có nhiều giọt lệ ứa trên khoé mắt đỏ cay vì thiếu ngủ không ngăn được chảy dài trên làn da mặt đen đủi rám nắng dạn dầy chiến trường của mấy “ông Thiên Lôi” và đồng bào đồng cảm…Ôi có hạt kim cương nào sánh bằng những giọt nước mắt thấm đượm ân tình trong cơn “tao ngộ” hoạn nạn nầy chứ…!
– Các Ôn là Lính con Ó hỉ, bộ đội Cộng Hoà hỉ…? Tụi tui từ Đông Hà, Ái Tử, Quảng Trị chạy vào Huế cả tháng nay…khổ quá phải chạy tiếp vào Lăng Cô kiếm thóc, kiếm cá mắm mà ăn đói quá…! Bà con ơi…! Bà con ơi…Lính Dù đây nè…Lính Dù trở ra Quảng Trị nì…!!!
Chúng Tôi còn nhiều “pha” đóng phim và có nhiều trường hợp, trạng huống như thật lẫn lộn chẳng biết đâu là thực hư rất “truyền cảm” và cũng rất nực cười khoái trá tạm quên đi mai đây chúng tôi sẽ phải xông vào nơi gió cát với súng nổ liên thanh và đạn bay xé rách không gian, không biết ai còn ai mất trong cuộc tử sinh…?! Chúng tôi và đoàn người chạy loạn tiếp tục xuôi ngược cuộc hành trình lên đường vào ra xứ Huế…bất giác tôi tự hỏi những ngày tháng kế tiếp rồi họ sẽ ra sao và về đâu ? Tôi làm sao biết được khi mà thành phố Huế trước mặt đang trong tình trạng hỗn loạn, tang tóc thê lương…! Đoàn xe dừng lại phía Bắc cầu Tràng Tiền, Trung Đội1Trinh Sát Nhẩy Dù (TĐ1TSND) phụ trách khu Quốc Học Đồng Khánh, Trung Đội 2Trinh Sát Nhẩy Dù (TĐ2TSND) trách nhiệm khu Đài Phát Thanh, Đại Học Luật Khoa, Văn Khoa, Trung Đội 3Trinh Sát Nhẩy Dù (TĐ3TSND) đi dọc xuống Vĩ Dạ…ba lô mũ sắt để lại trên xe, súng cầm tay, giây ba chạc,mũ đỏ tinh anh “hành quân dạo phố” với phương châm ghi nhớ nằm lòng “phải thanh lịch” (lời của đàn anh Mũ Đỏ Bác Sĩ Trần Văn Tính), phải tươi cười nhả nhặn vẩy tay, vẩy tay phe phẩy chào hỏi với mọi người trên đường phố như thân thương tà áo tím ngày thanh bình chưa có bóng giặc “răng hô mả” tấu từ núi rừng kéo về chặt đầu chôn sống trong những hố hào lấp cạn…! Tôi chợt nhận ra là mình như quen đã thuộc với Huế qua những tác phẩm văn chương tả về Huế và nỗi niềm của bạn thân kể chuyện tình của Anh khi đóng quân ở Huế trước kia rất vui, rất tình và cũng rất ngổ ngáo dễ thương, lính ồn ào trêu ghẹo sổ sàng không “thanh lịch” lại nữa dù ở đâu trên đất nước Việt Nam cũng là quen thuộc trú xứ biết bao tình vì là Quê Hương mà:
“Núi Ngự Bình không “chim” buồn xao xác…!
Đò Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời”…!
Và hôm nay ngồi đây hồi tưởng lại mối tình ray rức với người “Em xứ Huế” chưa nguôi: “Dị ghê hỉ…” ! …và vẫn để yên bàn tay “En” lùa vào ngực với gò má ửng hồng im lặng đê mê…! Cái dịu dàng lãng mạn như tiết Xuân thoảng nhẹ qua cành chồi mai non buổi sớm, nhưng nồng nàn âm ỉ dễ bốc cháy bùng ngọn lửa trong lò nấu bánh tét,bánh nậm …giao thừa của nửa đêm về sáng…Huế đấy, “Huế của Tôi”, Huế với thành nội, hồ Tĩnh Tâm cổ kính với những tà áo tím buồn muôn thưở, buồn não thiên thu những ngày mưa tầm tả, mưa rã rít dai dẳng như không muốn tạnh mang theo hơi lạnh hoang vu của cây cỏ gẩy đổ làm tan tác Kim Long, làm thêm cho mười hai nhịp cầu Trường Tiền như muốn run rẩy và cô quạnh chi lạ …hay chính tâm hồn tôi đang nỗi cảm hàn vì chiều mưa qua phố Huế…Ôi …Cầu Trường Tiền dài mười hai nhịp, lỡ thương nhau rồi không biết duyên kịếp về mô…!
Cầu Trường Tiền dài mười hai nhịp…
Bến Vân Lâu vắng bóng người câu !
Nước Hương Giang trôi dạt nặng hồn sầu !
Đò Gia Hội tiếng đàn ca lặng vắng !
Trường Đồng Khánh đâu rồi tà áo trắng ?
Bạch Hổ Cầu cũng thiếu nắng tà huy,
Bài thơ Kim Long trong chiếc nón kiêu kỳ,
Chùa Thiên Mụ giục sáng trời cũng hết,
Gà Thọ Xương bặt tiếng gáy kêu sương,
Hồ Tịnh Tâm mang nặng cảnh đoạn trường !
Chùa Diệu Đế, mã Âm Hồn vắng lạnh,
Dốc Nam Giao, Chùa Từ Đàm hiu quạnh !
Biết bao giờ mới có sự đổi thay…?
Nắng mới lên sưởi ấm những hồn gầy,
Cho Dân Tộc chuyển vươn mình sống dậy.
(Phù Vân Am)
Tiếp tục trên đường “tiến quân” bắt gặp những quân nhân ăn mặc xốc xếch, chận lại xét hỏi giấy tờ, không giấy tờ, lịch sự mời lên xe và canh giữ tại chỗ để giao lại Quân Cảnh sau đó, cũng không quên mời họ một điếu Pallmall hay Lucky, một gói cà phê Instant từ Ration C…rất ư là “thanh lịch”…!!! Trung Đội 4Trinh Sát Nhẩy Dù (TĐ4TSND), Trung Đội Viễn Thám (TĐVT) và Bộ Chỉ Huy Đại Đội (BCHĐĐ) đặc trách chợ Đông Ba, Thành Nội, đường Trần Hưng Đạo từ cầu Bạch Hổ xuống tới cầu Đông Ba và những màn trình diễn thật ngoạn mục:
– Út Bạch Lan…207 ? Đây 207 (là ám hiệu của Đại Tá Trần Quốc Lịch). Tới đâu rồi ?
– Trình 207 mọi việc diễn tiến như đã hoạch định…Nghe có tiếng âm thoại khác là lạ trong máy…?
– Út Bạch Lan … ? Đây Thái Xuân…(Thái Xuân là Thiếu Úy Thái Trung Đội Trưởng Trung Đội 2 Quân Cảnh 204 của Sư Đoàn Nhẩy Dù).
– Tôi nghe.
– Đích Thân đang ở đâu ?
– Đầu cầu Trường Tiền.
– Đích thân chờ Tôi, Tôi sẽ đến đó ngay.
Năm phút sau, chiếc xe Jeep mui trần QC204 của SĐND trờ tới, ném vội vả lên GMC của Trung Đội Viễn Thám hơn hai chục bộ quần áo bộ binh bẩn thỉu rách rưới, hơn chục đôi dép không chiếc nào giống chiếc nào, sáu toán viễn thám thay đồ “trang phục” chớp nhóang xong phóng vội xuống xe biến mất trong lòng đường phố… Thượng Sĩ Nhất Nguyễn Tá thường vụ Đại Đội, Anh nguyên là Võ Sư Võ Bình Định, mỗi lần mấy “ông thần” ba gai phạm kỷ luật trình diện Thượng Sĩ Tá thường vụ thì cũng thường có cái màn “khúc nôi” khóc lóc không thể nín cười:
Thượng Sĩ nhìn Em Thượng Sĩ cười
Em nhìn Thượng Sĩ lệ Em rơi…!
Vợ Em mới đẻ ngày hôm trước
Trể phép vì Em rước vợ dzìa ”
Đến 12 giờ trưa trong khi tất cả đơn vị đang thi hành nhiệm vụ. Tôi vào nhà lồng chợ Đông Ba, tìm sạp cơm tôm chua thịt ba rọi luộc, rau sống với trái vã để ăn trưa và mang theo ba máy PRC25 k êu rè rè bên cạnh, một máy hàng dọc với các Trung Đội, một máy hàng ngang với Thiếu Úy Thái QC, một máy trực tiếp với Lữ Đoàn… Một cô bé mang rỗ rau và tô cơm trắng đặt lên bàn ngập ngừng hỏi :
– Các Ôn là Lính Nhẩy Dù hả ? …Ừ ! Cô ta bổng la lên: “ Mệ ơi…Mệ ơi Lính Dù nì, Lính Dù ra “Huệ” rồi nì…!!!
Một c ảm xúc không thể diễn tả nổi lâng lâng dâng ngập trong hồn tôi khi nhìn cô bé mang đĩa thịt luộc trở ra bàn với gương mặt rạng rở vui mừng cười chúm chím và nói mời:
– Ăn đi mấy Anh, hết Em mang ra nữa…!!!
Tết Mậu Thân 1968, lần đầu Tôi ra Huế. Cố Đô được phủ cả một giãi khăn sô ngút ngàn nước mắt, thành quách phố phường đỗ nát với những đống gạch vụn điêu tàn vẫn còn vương mùi thuốc súng và “cái” âm khí rờn rợn cô hồn tang tóc u uất thê lương vướng vít oan khiên trong những cơn gió chợt thổi hơi se lạnh thoáng qua…! Ta hãy lắng nghe trong âm thanh im lặng quá vãng không còn hiện hữu trong thế gian nầy! Nhưng những dòng chữ huyết lệ của Cô Nguyễn Thị Thái Hoà là một điển hình nạn nhân xứ Huế viết trải phơi bày, tố cáo những kẻ giết người với căn tính ác độc thù hận đằng đằng sát khí của anh – em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Tôn Thất Dương Tiềm, Lê Văn Hảo trong cuộc tàn sát bè bạn sinh trưởng lớn lên cùng trong “non nước Thần Kinh” và “thương về Cố Đô” yêu dấu:
“Trên đoạn đường từ Văn Khoa ngang qua trường Thiên Hựu, cầu Kho Rèn, lên tới nhà nội chúng tôi thấy nhiều người bị trói dính chùm vào với nhau đi trước mấy người mặc đồ đen đi dép râu, mang súng.
Súng nổ tư bề mà sao không thấy bóng dáng lính mình ở đâu cả. Chỉ thấy lính bộ dội Bắc Việt khắp nơi.
Trên đường Hàm Nghi, Nguyễn Thị Đoan Trinh chạy ngang nhà nào mà y thị gật đầu là y như rằng trong nhà đó có người bị bắt đem ra, người thì bị bắn tại trước nhà, người thì bị dắt đi, mấy ông bà cụ trong nhà chạy theo nằm lăn ra đường khóc la thảm thiết… Bộ đội ngoài Bắc thì cứ chửi thề luôn miệng:”… đéo mẹ câm mồm, ông bắn bỏ mẹ bây giờ…”!
Chúng tôi đem Hải vào nhà, đặt anh trên divan. Ông nội lấy mền đắp lên xác Hải.
Hai người anh tôi đang trốn trên trần nhà đòi xuống nhìn mặt Hải. Ông nội không cho. Anh Lộc giở nắp trần nhà sát góc tường, thò đầu xuống vừa khóc vừa nói:” Ti, đẩy cái ghế đẩu qua cho anh…”. Tôi nghe lời ra đằng sau bếp lấy cái ghế đẩu mang lên để ngay góc phòng cho anh Lộc nhẩy xuống. Ông nội ngó lên, quơ quơ hai tay, giọng ông lạc đi:”… đừng xuống, ông nội lạy con, đừng xuống, ở trên đó đi mà…”! Anh Kính đang ở trên đó, cũng đang khóc. Lộc chưa kịp nhẩy xuống thì nghe tiếng nói, tiếng chân người ngoài sân. Anh vội vàng đóng miếng ván lại thì bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan cũng vừa vào đến. Thấy Phan bước vô, mặt Văn biến sắc, anh lắp bắp nói với ông nội:” Anh Phan cho tụi con đem xác về đó ông ơi”! Ông nội đứng im không nói. Hai mắt cú vọ của nó ngó ông nội hỏi:”…thằng Lộc, thằng Kính ở mô”? Ông nội nói:” Tui không biết”! Phan gằn giọng:” Ông thiệt không biết tụi hắn ở mô ? Tụi hắn năm mô cũng về ăn tết ở đây mà ông không biết răng được”? Ông nội nói:” ba ngày tư ngày tết, ăn xong thì tụi hắn đi chơi, đi thăm bà con họ hàng chứ chẳng lẻ ở nhà hoài răng? Chừ thì tui biêt tụi hắn ở nhà mô mà chỉ…”!
Mắt Phan ngó láo liên khắp nơi, chợt thấy cái ghế đẩu ngay góc phòng, nó cười khan một tiếng.
Tôi đứng núp sau lưng ông nội, Hoàng Phủ Ngọc Phan hung hăng bước tới, xô ông nội qua một bên, nó nắm lấy tóc tôi kéo tôi ra về phía hắn. Ngó lên trần nhà la lớn:” Lộc, Kính, Hiệp, tụi mày không xuống tau bắn con Ti”!
Nó vừa nói, vừa xoáy mái tóc dài của tôi trong tay, nó đẩy tới, đẩy lui. Tôi đau điếng, tôi sợ, tôi run lẩy bẩy, nước mắt ứa ra nhưng không dám la thành tiếng. Ông nội tôi chấp tay lạy nó như tế sao:” Tui lạy anh tha cháu tui, con gái con lứa, hắn biết chi mô”! Thằng Phan càng la lớn:” tau biết tụi mi trên đó, có xuống không thì nói, tau bắn con Ti”. Phan xô tôi té xuống, lấy chân đạp lên lưng, chĩa mũi súng lên đầu tôi hô:” một, hai, ba…”. Lập tức anh Lộc mở nắp trần nhà thò đầu xuống la to:” đừng, đừng bắn em tau, tau xuống, để tau xuống…”!
Ông nội tôi chạy lại giữ cái ghế cho anh bước xuống, hai chân ông run, ông té sấp, đang lúc anh Lộc tìm cách tuột xuống,thò hai chân xuống trước, hai tay còn vịn trần nhà, khi đôi chân vừa chạm chiếc ghế đẩu thì Phan đã nỗ súng, đạn trúng ngay chính giữa cổ, máu phọt ra, anh Lộc dẫy dụa mấy cái rồi nằm im.
Mặc ông nội tôi la hét thất thanh, Phan chĩa súng bắn lên trần nhà, nghe tiếng anh Kính lăn tới đâu, nó bắn tới đó, bắn nát trần nhà, hết đạn nó dành lấy cây súng của một thằng khác bắn tiếp, cho tới khi anh Kính tôi rớt xuống theo mấy miếng ván. Anh Văn ngồi bệt xuống đất, nhắm mắt, bịt tai, run lẩy bẩy, ngồi kề bên cạnh anh người tôi tê cóng, đái ỉa ra cả quần, ông nội tôi nhào tới ôm anh Kính, hai mắt trợn trừng, anh đang thều thào những lời sau cùng, ông khóc, ông chửi rủa thằng Phan, nó say máu, bắn luôn ông nội tôi, Ông tôi đổ xuống bên cạnh anh Kính…!
Kính Thưa Quý Vị,
Đó là những cái chết oan khiên của những người ruột thịt thân yêu mà tôi phải chứng kiến tận mắt với muôn ngàn đau dớn. Trong bà con thân tộc nội-ngoại hai bên của tôi có rất nhiều người bị bắt đi ở nhà thờ Phủ Cam, một số bị bắt ở nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế. Số người bị chôn sống, mất tích lên tới 70 người. Tất cả đều là học sinh, sinh viên, thường dân, nông dân, buôn bán ở chợ An Cựu.(ngưng trích)
Sau Tết Mậu Thân, những hầm mộ chôn vùi nạn nhân xứ Huế bị quân Việt Cộng chôn sống đã được thân nhân đào bới truy tìm, tổng kết đã có hơn 5747 bộ hài cốt được cải táng… và mãi cho đến ngày nay và mai sau nữa cứ mỗi lần Đông qua Xuân đến người người vui Xuân đón Tết thì ở Huế nhà nhà cũng cúng giỗ người thân yêu đã bị Việt Cộng giết trong Tết Mậu Thân 1968…! Đây là chiến thắng “đáng” được Việt Cộng tự hào, cổ võ và mồm loa mép giãi rêu rao là thành quả giải phóng miền Nam ư…?! Bây giờ là mùa Hè 1972, Tôi trở lại Huế lần này, sau bốn năm, dù rằng Huế đã một phần nào phục hồi sinh lực, vết hằn đớn đau Tết Mậu Thân có đôi chút nguôi ngoai…Nhưng hôm nay nỗi phập phòng lo sợ khi hằng vạn vạn dân quân từ Quảng Trị chạy về tá túc tị nạn làm thành phố thêm hỗn loạn vô trật tự dễ thường tan vỡ thật không lường…! Nên ĐĐ2TSND được chọn để “thế Thiên hành Đạo” khử loạn – an dân theo kế sách “chiến tranh chính trị” của Thượng Cấp đề xướng ban “khẩu thị” và mấy “ông Thiên Lôi” thi hành rất hữu sự…!!!.
Bịch…bịch…bịch…Tôi liếc ra ngoài thấy Thượng Sĩ Tá đang biểu diễn Võ Bình Định, đá song phi, đấm vào ngực, pha thêm chút Judo vật ngã mấy tên mặc quần áo xốc xếch, không mũ, không giày, đang lang thang định phá rối trong chợ… đám lính Nhẩy Dù lao tới nắm cổ áo lôi sềnh xệch quẳng lên hai chiếc GMC đang đậu trước cửa chợ Đông Ba. Ở phía bờ sông Hương, Trung úy Thông TĐT/VT với mũ đỏ đang xét giấy tờ hai tên tóc dài mặt nghênh nghênh ngổ ngáo:
– ĐM… mấy ông làm gì xét giấy tờ của tôi ?
Bịch…bịch…bịch… hai tên ngã lộn nhào xuống đất, lại ăn thêm một báng súng vào bụng, một “yên hùng” Nhẩy D ù rút dây nịt trói tay bẻ ngoặc phía sau đẩy lên xe. Ở nơi kh ác một tên mặc quân phục rách rưới, nhưng mang đôi giày Sault của Nhẩy Dù bước vào quán ăn mắm tôm chua của Bà Bảy Xíu :
– Đói quá có cái gì cho Tôi ăn không ? Cô bé trả lời:
– Dạ…dạ chỉ có cơm với mắm tôm chua thôi ạ !..
– Được mang ra đây!
Hắn ngốn tọng vào mồm như kẻ chết đói lâu ngày rồi xô ghế nghênh ngang bước ra khỏi quán không trả tiền, không một lời nói…! Thì bổng nghe bịch…bịch…bịch…Trung sĩ Minh đang giữ máy truyền tin của Tôi với cái máy PRC25 trên vai, trở báng súng M18 giọng vào bụng tên lính ăn quịt, nghe tiếng “hự” hắn ôm bụng lăn lộn trên mặt đất sau đó bị đẩy lên xe. Trung úy Mỹ đang ở khu Quốc Học Đồng Khánh gọi:
– Đích Thân , Tôi cần vài ba thằng đào ngũ.
– Chờ.
Chiếc xe jeep chở bốn tên đã bị bắt phóng trở qua cầu Tràng Tiền, thả xuống trước dinh Tỉnh Trưởng Thừa Thiên” thi hành nhiệm vụ”. Chờ cho đến 4 giờ tan học, nam sinh Quốc Học, nữ sinh Đồng Khánh túa ra đường như bầy ong vỡ tổ, “bốn tên lính đào ngũ” bắt đầu nham nhở chọc ghẹo, một màn biểu diễn “Anh Hùng Nhẩy Dù cứu Mỹ Nhân” thi thố Taekwondo tung Dapchagi vào ngực đối phương phường “Bùi Kiệm” phải gió “ép Liễu ghẹo Hoa” không “thanh lịch” giữa chốn “học đường” phồn hoa còn nếp “Văn Miếu” ơn Thầy “Quốc Tử Giám” lục sáu, tam ba, gia nhà, quốc nước…!!! Bịch…bịch…bịch…hự…hự…hự “bọn du đảng” bốn tên lính đào ngũ nham nhở bốc hốt sờ mông, bóp vú nữ sinh đã bị trừng trị hạ đo đất ngoạn mục và bị xúc lên xe Quân Cảnh chở đi …”hoạt cảnh” giữa Lính Dù và bốn tên đào ngũ diễn ra trước hằng trăm cặp mắt tò mò thích thú thán phục của đám học trò nam thanh, nữ tú nghịch ngợm kháo nhau như họp chợ…!!! Từ thành Nội, TĐ4TSND cũng báo cáo tình hình “chiến sự” tương tự…!!! Tôi gọi TĐ2TSND và TĐ3TSND di chuyển ngược về cầu Tràng Tiền, cùng TĐ1TSND hòa nhập vào dòng áo dài nữ sinh Đồng Khánh các “tiểu thơ” nhởn nha qua cầu, yểu điệu thục nữ biến vào phố chợ săn lùng hàng quán bởi thói quen ăn quà vặt, bên ni hàng chè hạt sen long nhãn, bên nớ cơm hến, bún bò, bên tê bánh xèo, bánh khọt…mỹ nhân lượn qua hàng quán, “anh hùng” theo bén gót chực chờ cơ hội “kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” và lẫm bẩm chữi thề :” Mẹ …mấy cái thằng trời đánh sao không mần đại cho rồi…” và vẫn với nụ cười cùng cái gật đầu chào hỏi “thanh lịch” ông đi qua bà đi lại cám ơn, cám ơn và không có chi…rất ư là Nhẩy Dù “thanh lịch”…!!!
– Út Bạch Lan…đây Thái Xuân (Quân Cảnh204ND) đang phối hợp với Quân Cảnh Tiểu Khu Thừa Thiên)
-Tôi nghe đây.
– Đã quá đích thân, Tôi không ngờ Trinh Sát Dù “đóng phim” tuyệt cú mèo !
Đến 6:00 giờ chiều tập trung tất cả trở lại tư thế và vị trí cũ, phân loại: đào ngũ thứ thiệt giao cho Quân Cảnh Tiểu Khu Thừa Thiên, đào ngũ giả kín đáo thay lại quân phục Nhẩy Dù, tiếng cười nói vang vang trên GMC:
– “Lính mình uýnh lính ta, bị bắt rồi thả ra, thả ra đi uýnh tiếp, uýnh tiếp rồi bị bắt, bị bắt rồi thả ra…quá đã…quá đã…”!!!
Lại thêm có tiếng cải vã than phiền như gây lộn:
– “ …con c… mày…mày đá đít tao đau thấy mẹ…tao đã lộn hai vòng rồi, mắc mớ gì mầy còn dọng thêm một báng súng vào bụng tao…”?
Cũng có thêm tiếng cười khoái trá:
– “ Mẹ… không có cái gì đã cho bằng hồi nãy tao đm ông Thông, Ổng chỉ có đá đít tao mà còn tức cười nữa…”!!!
Tôi lại nghe tiếng quát của Trung Úy Thông Trung Đội Trưởng Viễn Thám:
– “ Im đi…đây nè mấy chục cái địa chỉ và tên họ của mấy cô học sinh Trung Học Thành Nội, chia nhau ngày mai viết thư cho họ, nhớ đừng viết tục tỉu nha mấy ông cố nội…”!
Đêm đó, đêm 15-5-1972 chúng tôi tạm đóng quân ở cầu An Hòa, đường ra Quảng Trị. Không ngũ được, tôi bước xuống võng, xỏ chân vào giày Sault, mang giây ba chạc, rút cái đèn pin bằng cây bút cấm trong túi với cái mũ sắt chụp lên đầu. Sơn Nhung, Hạ Sĩ Nhất người Miên bên cạnh Tôi như hình với bóng lòm còm bò dậy, mò trong Balô tìm C4, bật diêm quẹt, chỉ hai phút sau tôi có ly cà phê nóng hổi trên tay. Trong những giây phút này, tôi không có một thoáng suy nghĩ nào về cha mẹ vợ con gia đình mà tôi chỉ nghĩ đến những người Lính Trinh Sát Nhẩy Dù thân thương như thể tay chân của chính mình, họ đã ở bên cạnh cuộc đời và đồng chia cộng gian khổ hiểm nguy 24 giờ ngày đêm đối diện với thần chết không biết đâu mà lường, nào ai biết ngày mai sẽ ra sao trên đường chiến chinh máu lửa…?! Chiều nay họ còn đùa với nhau: “ lính mình uýnh lính ta, tao uýnh hộc máu mầy, cho mày tởn tới già, đừng la cà phá phách ở đây nữa… “, rồi ngày mai, ngày mốt, hay những ngày sau nữa, họ cùng tôi lao vào lửa đạn với địch thù thứ thiệt, sống chết chỉ cách nhau như sợi tóc có vài giây đồng hồ. Tôi với Sơn Nhung đi một vòng qua các lều poncho dã chiến, trở về chỗ của mình thì trời vừa gần sáng. Dân chúng ở khu vực chung quanh đã thức dậy, các bếp lò cũng nhóm lửa. Tôi vẫn ngồi đó với ly cà phê đã nguội chờ trời sáng hẳn. Thiếu Úy Hiền Toán Trưởng Viễn Thám, vừa đi vừa cài nút áo đến gặp tôi và nói :
– Đại Úy có mấy người dân muốn gặp …!!!
Tôi đi ra niềm nở đón tiếp người dân xứ Huế thăm đơn vị Nhẩy Dù. “Phái đoàn” gồm có: một người đàn ông trung niên và hai cụ bà với gánh gồng trên vai thân thiện:
– Thưa Đại Úy,…dân ở đây gọi tui là Bảy Sói, trước đây tui là Cảnh Sát, Tết Mậu Thân gia đình tui bị VC giết rụi, tui thoát chết được vì lúc đó tui không có ở nhà…đây là gánh xôi, đây là gánh bánh bột lọc với nồi chè Vĩ Dạ của bà con nấu đêm qua khi nghe nói Nhẩy Dù ra Huế…xin Đại Úy nhận cho Anh Em ăn lấy thảo…tuy chỉ là thức ăn đơn sơ gia bản…Nhưng là tấm lòng của dân Huế thương mến Lính Nhẩy Dù đã xã thân chiến đấu bảo vệ Huế trong những ngày dầu sôi lửa bỏng…! Có thêm tiếng phụ nữ phụ hoạ: “ …răng mà thương như núm ruột, dân “Huệ” tui thương Lính Nhẩy Dù “đực” ruột…”En” ăn bánh, ăn chè đậu “vạn” hỉ…ngọt thanh nớ…”!
Tôi quá xúc động và bổng dung “tịt ngòi” bèn ú ớ không thưa thốt được một lời “huê mỹ” chữ nghĩa ba hoa thường ngày “phú lĩnh” mất tiêu …để đáp lễ cám ơn tấm thịnh tình cho ra vẻ lễ nghĩa cung cách hoặc thể hiện tình Quân – Dân, “hậu phương và tuyền tuyến” bèn phổng đá vả lã âm thanh nghẹn trong cổ họng, nhưng run run tay bắt mặt mừng rất ư là cảm động…thật là “cảm động”…!!! Thuở nhỏ mài quần “xà lỏn” trên ghế trường làng cũng có đọc qua sách vở và tiểu thuyết về lịch sử sự hình thành Cố Đô Huế của Vua Gia Long và những chuyện tình lãng mạn ở đất Thần Kinh, cũng tìm hiểu chút…chút ít phong tục tập quán Hoàng Triều nhà Nguyễn cùng những nét đặc thù của dân Huế: Phụ nữ Huế dù buôn gánh bán bưng nhưng lúc nào cũng mặc áo dài giữ phong cách, cô gái Huế dù con nhà nghèo hay phú quý cũng vẫn một vành nón Huệ nghiêng nghiêng với tà áo tím và dăm bài thơ trữ tình lãng mạn, “Huệ” thơ mộng qua mái tóc đen tuyền bay bay sợi tóc mai qua cầu huyền ảo với dòng sông Hương uốn khúc biết đâu là mái tóc, đâu là sông Hương, “Huệ” ướt át hữu tình và u uẩn như đáy mắt sâu thăm thẳm cả một trời chiều mưa buồn rười rượi mà ánh điện đường vàng leo lét không soi thấu nỗi lòng thổn thức của bài thơ Ngõ Ý: Tôi nuốn nói yêu người, ngày mai qua Thành Nội…ngày mai qua Thành Nội…và đặc biệt nhìn từ phía sau mông cô gái Huế tròn lẳng không trĩu trệ rất ư là chiêu tình quân tử “nhất dạ lục giao nam tắc tử”…!!! “Huệ” với những lễ nghi triều chính khuôn mẫu với Ông Hoàng, Bà Chúa và “Họ” của dòng Tôn Thất dài lê thê năm chữ, sáu, bẩy từ …xướng danh nghe lạ tai và thích thú …!!! “Huệ” cũng vẫn là “quê hương tôi nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu ăn và tiếng hò Mái Đẩy tâm sự của Cụ Thúc Địch nghe buồn não nuột từ đầu nguồn con sông kéo dài lê thê như không muốn rơi rớt ở cuối sông khiến chạnh lòng “nược non”…! Tuy nghèo ăn thiếu mặc nhưng dân “Huệ” không thiếu tình người và phú quí ân nghĩa…! Tôi ân cần:
– Cụ cho cháu xin nắm xôi ! Xôi còn nóng bốc khói thơm phức hương nếp một, buổi sáng lạnh mù sương mà có nắm xôi của cụ lúc này chẳng thua gì buổi “ngự thiện” của Vua Minh Mạng trong Nội Cung…! Tôi nói thật chí tình mà nghe sao cứ như “hài” kịch…quả thật vụng về không phải lúc !
Qua hình ảnh ân cần của Ông Bảy Sói và hai cụ bà, tôi chợt nghĩ đến hình ảnh đau thương của dân Huế …! Đâu phải chỉ với Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 hiện tại…mà tự xa xưa người dân xứ Huế đã phải nhận chịu rất nhiều tai ương oan khiên như thời:
” Nhất giang lưỡng quốc bất khả Thuyết,
Tứ nguyệt tam Vương bất khả Tường…”
Hay Vua Duy Tân hỏi Trần Cao Vân:

Tay dơ lấy nước rửa, Nước dơ lấy gì để rửa ?

Và quả thật là khí thiêng sông núi thiên niên vận hành khuôn đúc hình hài dòng giống Việt tinh anh nên Khẩu Khí của một Vị Vua tuổi đời còn thơ dại mà đã Chính Khí Hạo Nhiên bàng bạc khắp đất trời đã trẩm triệu phán:

Nước dơ lấy máu rửa.

Tôi bảo Thượng Sĩ Tá gọi các Trung Đội lên nhận xôi chè và bánh bột lọc phân phối cho đều đơn vị.
Trên đường vào Quảng Trị cuối tháng 5-1972, Lữ Đoàn II Nhẩy Dù (LĐIIND) gồm có Tiểu Đoàn 5 Nhẩy Dù (TĐ5ND), Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù (TĐ7ND), Tiểu Đoàn 11Nhẩy Dù (TĐ11ND), Tiểu Đoàn1Pháo Binh (TĐ1PB) và Trinh Sát 2Nhẩy Dù (TS2ND) là mũi dùi chính vượt sông Mỹ Chánh theo trục từ Nam lên Bắc tiến vào Quảng Trị, trong khi Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến đã dạt về phía Đông tiến lên Cửa Việt. TS2ND của tôi được một chi đoàn chiến xa của Thiết Đoàn 17 Kỵ Binh cỏng theo đuôi TĐ7ND trên quốc lộ I tiến vào ngã ba Long Hưng, khi còn cách ngã ba Long Hưng chừng vài cây số thì có lệnh của Đại Tá Trần Quốc Lịch LĐT/LĐIIND dừng lại xuống xe và chờ lệnh.
Tôi không nhớ ai là tác giả đặt cái tên sau này là: “Đại Lộ Kinh Hoàng”?Vì chỉ một đoạn đường ngắn ngũi không đầy một cây số mà tôi cùng TS2ND đang đứng đây, dọc theo trên đường có hằng trăm hay hằng ngàn, nhiều ngàn xác người dân chết đã thối rữa, tuy mùi hôi thối không còn nặc nồng nhưng vẫn còn quyện mùi tử khí tanh tưỡi rờn rợn trong không khí vướng vít không siêu thoát…! Nơi nầy là thi thể của người đàn bà trẻ bụng to như đang có thai nằm nghiêng với xác đứa con một hay hai tuổi trong tay buông thỏng, kế bên là xác bà cụ già trên lưng còn gùi đứa cháu gái thơ ấu, những xác người phủ lên mặt đường chung quanh là các cụ ông râu tóc bạc phơ với áo quần rách rưới tơi tả, xác người chết với xác người chết đầy trên “Đại Lộ Kinh Hoàng”…! Tôi lặng người nhìn “quang cảnh” địa ngục có thật ở trần gian là tác phẩm của bầy quỉ đỏ hiện thân người đã gieo rắc tai ương kinh hoàng cho người dân nghèo hiền hoà Quảng Trị ! Nơi kia lác đác mươi xác lính Địa Phương Quân đã chết tay vẫn còn ôm khẩu XM16, năm ba chiếc xe đò cộc cạch lật nghiêng ngữa, mươi chiếc xe bò, xe ngựa chỏng gọng, ngựa thì còn xác, bò thì không, bao bị túi xách đồ đạt lỉnh kỉnh còn cột chặt vào thành xe…không biết họ đã chết bao lâu, nhưng mắt vẫn mở trừng trừng oan uổng vì có ai đâu cạnh kề mà vuốt mắt cho nhau, tất cả đã chết hết…chỉ có trời xanh, mây trắng là rõ mặt con người oan nghiệt tận số và loài côn trùng hoang gậm nhấm hình hài, không một nén hương, không lời cầu kinh đưa linh hồn về nơi …không biết về đâu…? Tôi ra lệnh ngay tức khắc, tất cả quân nhân các cấp quan cũng như như lính đồng bộ bỏ ba lô xuống, tay xẻng cá nhân đào huyệt mộ chôn tất cả xác chết này tại chổ với lời khấn vái hồn thiêng siêu thoát và phù hộ anh em chúng tôi được bình an sau chiến trận sẽ rất khốc liệt nay mai vào Cổ Thành Quảng Trị…chỉ hai tiếng đồng hồ trong khi chờ lệnh Lữ Đoàn thì TS2ND đã hoàn thành được một nghĩa địa không tên tuổi, không bia mộ, không nhang đèn hương khói tiễn linh, chỉ với xót xa cho những oan hồn uổng tử và sao “nghe” cay cay ở khoé mắt mà muối xót trong lòng như tiễn biệt người thân thương:
Những bằng hữu lên đường tôi ở lại
Tôi xin chấp tay yên lặng cúi đầu…
Không nói được dẫu một lời vụng dại
Trong hồn tôi sương phủ mấy nhịp cầu !
(TGĐ…không nhớ rõ lắm!) .
Thiếu Úy Mai một tay với cái xẻng, tay khác đang gạt những giọt mồ hôi trên trán cười cười hỏi tôi:
– Hôm nay mình chôn họ, ngày mai ai chôn mình ?
– Đừng nói “gỡ” ông cố nội…!
Tôi ngồi tựa lưng vào lề đường, Sơn Nhung lại pha cho tôi một ly càphê, tôi móc điếu thuốc lá ba con mèo châm lửa thâm tâm lý luận cùn: “ Tao là Tao, Mày là Địch, Mày là Mày, Tao là Địch…trên trận mạc Tao không bắn Mày thì Mày cũng bắn Tao như một qui luật bất biến của chiến tranh, nhưng cớ sao chúng mày có thể xã súng vào số đông người dân nghèo hiền hoà vô tội đang trốn chạy tử thần một cách dã man như loài dã thú như thế này…?!
Nhìn những nắm mộ vừa mới lấp mắt tôi đã nhạt nhoà bóng mây mờ ảo lung linh, bất thần bàn tay tôi nắm chặt bá súng với tiếng vọng câm thù âm thầm từ đâu đó:
Ôi…Quảng Trị điêu linh đất nghiệt hình !
Thôn xóm rên xiết, xác người trong biển lửa…!
Nầy Chị, nầy Em, Cha Mẹ, Ông Bà…
May mắn sống như hoang đường chuyện cổ…!
Dòng máu chuyển căm hờn ôi …đau đớn…!
Quảng Trị điêu tàn thống thiết bi thương !
Ta xé gan, bẻ cật nguyện lời thề:
Mai về Quảng Trị xác thù phơi đầu súng.
Vào Quảng Trị tôi chợt nhớ tới lời kể tâm tình “trọ trẹ” với thổ âm “cưu mang” nhiều dấu nặng của “Ôn Lệnh Hồ Xung Lô Lọ” (Trung Tá Nguyễn Lô Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù), Đại Uý Võ Bình Nha Kỷ Thuật (Chiến Đoàn I Biệt Cách Dù) họ đã chào đời và lớn lên tại Quảng Trị với: “ những ngày tháng thời niên thiếu “Tau” đi mòn dép trên những con đường thị xã nắng gắt buồn xao xác tiếng gà gáy trưa, hay thả đôi mắt tinh ngịch có chút mơ mộng mông lung nhìn buổi chiều mưa giăng giăng mù mịt không thấy được bên kia bờ sông Thạch Hãn…”! Thật sự hơn 4 năm qua lăn lộn trong cuộc chiến, tôi chưa thật sự biết nỗi căm giận và thù hận là gì…?! Xâm nhập vào chiến khu C, bắt được 3 “cán gái” y tá thanh xuân hơ hớ, giữ đó đối xử tử tế cho ăn uống đàng hoàng chờ trời tối ra lệnh dẫn ra bìa rừng bắn bỏ, toán thi hành chỉ bắn vài tràng đạn chỉ thiên bâng quơ rồi trở vào như không thấy, không biết mấy ả chạy trối chết về đâu và sau nầy biết có còn dám làm VC nữa chăng ?!!! Nhiều lần bắt được tù binh, khi giải giao cho An Ninh Qu ân Đội Nhẩy Dù tôi đều ghi rỏ: “tự thú đầu hàng, không có kháng cự “ để tránh cho họ không bị tra khảo đánh đập hỏi cung. Một lần toán Viễn Thám theo dõi dấu vết của một tên VC kinh tài, ập vào nhà bắt tại trận vào lúc nửa đêm. Hắn khai báo đơn vị du kích, vị trí đóng quân của hắn một cách thành thực. Bà mẹ già của hắn với đôi tay run rẩy bần bật đang đun nước sôi, người vợ đang bồng đứa con cho bú với đôi mắt sợ hãi van lơn cầu khẩn…! Đường kiếm có sắc bén lạnh lẽo tàn độc cở nào cũng không nỡ hạ thủ một kẻ đã sa cơ thất thế, tay đao có oan nghiệt ngất trời cũng không nỡ tàn bạo giết chết đứa bé sơ sinh ! Nếu tôi giải giao hắn qua tay Đơn Vị 101, hay Phượng Hoàng thì không những chỉ có riêng hắn

Trương Văn Út (MũĐỏÚtBạchLan)