Trường Quân y VNCH

800px-Flag_of_South_Vietnam's_Military_Medical_School.svg

Trường Quân y Việt Nam Cộng hòa (1951-1975), là một cơ sở đào tạo, huấn luyện các thành phần sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ cho ngành Quân y. Từ đó được phân bổ đến tất cả các quân, binh chủng và các đơn vị khác trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trường được đặt dưới sự điều hành của Tổng cục Quân huấn trực thuộc Bộ Tổng tham mưu.
Trường Quân y hình thành từ thời kỳ Quốc gia Việt Nam, phục vụ Quân đội Quốc gia trong Quân đội Liên hiệp Pháp. Trường được thành lập vào tháng 8 năm 1951 tại bệnh viện Patterson, phố Hàng Chiếu, Hà Nội với danh xưng ban đầu là Trường Quân y Trung ương.

Sau Hiệp định Genève 20 tháng 7 năm 1954, trường di chuyển vào Nam đặt trụ sở tại bến Bạch Đằng, Sài Gòn và đổi danh xưng thành Đại học Quân y

Năm 1956, trường lại đổi danh hiệu thành Trung tâm Huấn luyện Quân y do sát nhập Đại học Quân y với Trung tâm Huấn luyện Y tá, đặt cơ sở tại Quân y viện Chi Lăng, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn. Sau đó dời về số 4 đường Hùng Vương, Chợ Lớn.

Tháng 4 năm 1964, để phù hợp với chức năng của trường, một lần nữa trường được cải danh thành Trường Quân y, đặt cơ sở tại Phú Thọ, Gia Định.

(Chức danh Giám đốc hoặc Chỉ huy trưởng của Trường Quân y cũng có thể hiểu và gọi là Viện trưởng)

SVSQQUANY

Kể từ ngày thành lập cho đến tháng 9 năm 1965, trường đã thực hiện các chương trình huấn luyện như sau:

Thành phần sĩ quan:
– Các khóa Y sĩ, Dược sĩ và Nha sĩ Hiện dịch

– Y sĩ giải phẫu binh đoàn
– Y sĩ trưng tập, Y sĩ hành chính và Trợ y.

Thành phần hạ sĩ quan và binh sĩ:

– Các khóa hạ sĩ quan B1 quân y
– Các khóa hạ sĩ quan Trừ bị quân y

Các khóa CC 2:

– Y tá, Nha tá, Quang tuyến, Bảo tồn, Y cụ, Y khoa phòng ngừa, Tiếp huyết thí nghiệm, Gây tê và mê, Phòng mổ và Y tá phi hành.

Các khóa CC 1:

– Cơ hữu quân y và Tân binh quân y

Trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó cho đến tháng 4 năm 1975.

Giám đốc, Chỉ huy trưởng qua các thời kỳ

(*) Cấp bậc khi nhậm chức

TT Họ & Tên Cấp bậc (*) Tại chức Chú thích
1

Phạm Bửu Tâm

Y sĩ
Trung tá

1951-1952

Chức danh Giám đốc đầu tiên, sau là Y sĩ Đại tá
2

Nguyễn Đình Hào

nt

1952-1954

nt
3

Đinh Văn Thắng

Y sĩ
Thiếu tá

1954-1955

Sau là Y sĩ Trung tá
4

Trần Anh

nt

1955-1956

nt
5

Nguyễn Tăng Nguyên

Y sĩ
Trung tá

1956-1957

Sau là Y sĩ Đại tá
6

Nguyễn Hữu Thư

nt

1957-1960

nt
7

Hoàng Văn Đức

nt

1960-1963

nt
8

Nguyễn Quang Huấn

nt

1963-1964

nt
9

Lê Phước Thiện

Y sĩ
Đại úy

1964

Sau là Y sĩ Trung tá
10

Nguyễn Tuấn Phát

Y sĩ
Trung tá

1964-1970

Chức danh Chỉ huy trưởng, sau là Y sĩ Đại tá
11

Trần Minh Tùng

nt

1970-1972

Sau lên cấp Đại tá. Tham chính giữ chức vụ Tổng trưởng Bộ Y-Tế VNCH
12

Hoàng Cơ Lân

Y sĩ
Đại tá

1972-1975

Chỉ huy trưởng sau cùng

Vài nét về Ngành Quân Y QLVNCH

Nguyễn Đức Liên

Nhìn lại ngành Quân Y và nền Y Tế Việt Nam nói chung, phải vô tư nhận định rằng chỉ sau có 9 năm, từ 1964 tới 1973, sinh hoạt Dịch Vụ Sức Khỏe cung cấp cho Miền Nam Việt Nam, Quân hay Dân, đã thay đổi một trời một vực.

Công việc cải tiến và hiện-đại-hóa, hệ-thống-hóa ngành Quân Y nhờ nhiều yếu tố xây-dựng.

Việc cải tiến tổ-chức Ngành Quân Y khởi sắc được nhờ ở hai nhân-tố. Thứ nhất, là nhu cầu dịch-vụ cho chiến-trường. Thứ nhì là sự đóng góp của những khuôn mặt trong nguồn nhân lực mới.

Về Nhân-lực-mới, tôi có thể nêu lên những vị mà tôi biết được trong thời kỳ về phục-vụ Cục Quân Y:

1. BS Dương Minh Châu, chánh sự vụ Sở Kế Hoạch, cải tổ ngành Quân Y từ một Nha Quân Y rời rạc, luộm thuộm, không biết cả đến mục tiêu công tác và chức năng của Ngành mình trong tổ-chức Quân-lực. BS Châu đã tổ chức lại, cho thành một hệ-thống dịch-vụ hữu hiệu, đào tạo và xử dụng hết khả năng chuyên môn Y Nha Dược, Hành Chánh, và Phụ Y Tế, cho những đòi hỏi của chiến trường và các vấn đề Y Tế chung.

Dịch-vụ Sức Khỏe từ đơn vị nhỏ nhất, cấp Quận (Trạm Quân Y Chi Khu, >200 Trạm) lên cấp Tỉnh (Bịnh Viện Tiểu Khu (26 bịnh viện Tiểu khu). Đa số các Quận đông Dân, ít bị VC khủng bố, đã có Bác Sĩ Quân Y. Bịnh Viện Tiểu-khu, và BV Tỉnh có ít ra 5 bác sĩ mỗi nơi, và khả năng giải phẫu.sqquan-y

Tiểu Đoàn Quân Y cho mỗi Sư Đoàn, 13 TĐQY cho 11 Sư Đoàn, + TĐQY TQLC, +TĐQY ND.

Cấp Quân Đoàn có Liên Đoàn Quân Y. Liên Đoàn QY cho mỗi Quân Khu, I, II, III, và IV. Mỗi LĐQY trực tiếp điều động Kho Y Dược, Bịnh Viện Dã Chiến, Trung Tâm Hồi Lực, Các Bịnh Việt Tiểu Khu, các Bịnh Xá Chi Khu. Đa số Bịnh Xá Chi Khu có Bác sĩ.

Các Bịnh Viện Tiểu Khu, Bịnh Viện Tỉnh, Quân Y Viện, Bịnh Viện Dã Chiếu đều có BS Giải Phẫu được đào tạo qua các Khóa Giải Phẫu. Nhiều khóa BS được huấn luyện và tốt nghiệp Gây Mê cho nhu cầu Giải Phẫu, tới Tỉnh và QYV.

Các Quân Y Viện cũng được nâng cao từ trang bị, tiếp liệu lẫn nhân lực chuyên môn Y Nha Dược, Hành Chánh, Quản Trị và Phục Hồi.

Tất cả công việc cải tổ đều nhờ sáng kiến, sức làm việc, thời giờ và công lao của một người, BS Dương Minh Châu, chánh sở Kế Hoạch, từ năm 1964 tới 1973 (nếu tôi nhớ không lầm).

2. Yếu tố nhân lực thứ nhì là cố BS Vũ Ngọc Hoàn, cục trưởng cục Quân Y.

Thiếu tướng Hoàn có nhiều ưu điểm hiếm có:
a. Ông luôn sống trong phong cách một trí-thức hết lòng vì công việc, gắn liền nhân-sinh-quan nhập-thế, tích cực lo cho quân vụ. Cục trưởng duy nhất thích tới thăm các miền tuyến đầu.
b. Ông đã sống trong một nền y-tế tân tiến của Pháp, nhìn biết thế nào là tình trạng tiến bộ, khác hẳn những vị Cục-trưởng tiền nhiệm chỉ trưởng thành và an phận trong xã-hội thuộc-đia mà thôi.

c. BS Cục-trưởng Vũ Ngọc Hoàn biết nghe, và chấp nhận điều hay. Ông mở mắt nhìn, ông lắng tai nghe và biết đánh giá Người Có Tài, và có lòng, như BS Dương Minh Châu. Cao Xuân An, Trần Văn Khoan, Hồ Quang Nguyên, Nguyễn Văn Nhu, Tạ Văn Quang, Cao Xuân Sơn, …

d. Sau này tới hải ngoại tôi gặp lại BS Hoàn trong sinh hoạt các Hội Y Sỹ Tự Do. Ông vẫn chân thành, vẫn “nhập thế” tích cực, không câu nệ, lúc nào cũng tận tâm vì chánh nghĩa Tự-do, vì Tình-đồng-nghiệp cho tới những năm cuối đời.

Một Y Sĩ – một Trí Thức chống cộng,

3. Từ bước thành tựu thu hút được sự hợp tác phục vụ của những người có tài, có lòng như anh Dương Minh Châu, … Cục Quân Y thật sự khởi sắc. Các Y Sĩ Phụ Tá Quân Y Lục Quân (hoàng Cơ Lân) Không Quân (Nghiêm Xuân Húc) Hải Quân (Đặng Tất Khiêm) lôi cuốn thêm nhiều chuyên viên QY khác nữa dấn thân cho Ngành. BS Nguyễn Ngọc Kỳ là một trong những SQ xuất sắc trong kế-hoặch phối hợp dịch vụ giữa Quân Y Phi Hành, Tản Thương với các Tiểu-đòan Quân Y, các Đại Đội Quân Y Bộ Binh, và Diện Địa khắp 4 vùng chiến thuật ,…

Nhân-viên đem kết quả tích cực cho ngành Quân Y, cho cả Quân Lực VNCH, tiết kiệm được biết bao hư tổn nhân lực của thời kỳ trước khi cải tổ Ngành Quân Y.

Thử mượn một dữ kiện lịch-sử trong văn học cổ xưa, lấy đó làm thí dụ để bàn về sinh hoạt của các Quân Y Hiện Dịch trước 1975 VNCH: Những khối óc thông tiệp, và tấm lòng nhiệt thành của BS Dương Minh Châu và các vị Phụ Tá ta có thể so sánh với bối cảnh Sĩ-phu của Hàn Dũ thời Nhà Đường, thế-kỷ thứ 10 bên Tàu.

Khác một điều : Chương-trình phục hưng Hàn Dũ đề ra không thấu vô mắt, không nhập vô tai Vua Đường. Hàn Dũ dâng sớ phục hưng. Vua Đường không nghe, lưu đầy xuống Nam Man hành phạt.

Tài năng Dương Minh Châu có duyên may hạp tai, thuận mắt Cục-trưởng Vũ Ngọc Hoàn. Nhờ mối quyên may và lòng thành của mỗi bên, Người đề xướng và Người trách-nhiệm, mối giao tình hợp tác xây dựng đã tiến hành trót lọt, trôi chảy và thành tựu.

Về yếu tố nhân sự trong mối duyên-lành DMC-CQY, BS Hoàng Cơ Lân, PTQYLQ từ lúc khởi đầu còn là Y Sĩ Trưởng Sư Đoàn ND, anh Lân đã kết tinh cho cơ hội hợp tác dễ dàng trong mục tiêu xây dựng đầy tình nghĩa

Còn có những thành quả khác đem lợi ích thiết thực to lớn cho Công-tác Y Tế phục vụ Sức Khỏe toàn thể 30 triệu Người Dân, Quân cũng như Dân, từ thôn-quê tới Thành Thị của Việt Nam Cộng Hòa nếu nạn mất Miền Nam vô tay VC đừng xấy ra năm 1975. Chương trình Phối Hợp Quân Dân Y (giữa bộ Y Tế và bộ Quốc Phòng) VNCH bị bỏ dở.

Công trình kiến tạo dang dở; Miền Nam lọt tay xâm lăng cộng-sản, anh em tan nát người một phương, .. là nỗi buồn đáng kể nhất cho thời đại chúng ta. Chưa có lớp chuyên gia trí thức nào trải qua cảnh mất mát điêu linh như nỗi niềm cay đắng thế hệ chúng ta phải trải qua khi ôn lại một ngàn năm của Lịch sử Đất Nước.

Đó mới là nỗi thiệt thòi mất mát thât sự không bao giờ bù đắp. Và ngày hôm nay, nếu phải đối diện chọn lựa lần thứ nhì cuộc chiến chống độc-tài, bảo vệ chánh-nghĩa giống như cuộc chiến đã mất ngày qua, tôi sẽ ghi tên tham chiến nữa.
QYHD-Khóa 10 Nguyễn Đức Liên