Sư Đoàn 1 BB.VNCH

ARVN_1st_Division_SSI.svg

SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Đại bản doanh: Căn cứ Gia Lệ, Cố Đô Huế, tỉnh Thừa Thiên.

Sư đoàn 1 Bộ Binh, là một trong 3 đơn vị chủ lực thuộc Quân đoàn I & Quân khu 1 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được thành lập năm 1955 và tan hàng vào tháng 3 năm 1975. Đây là một đơn vị quân đội lớn, từng tham dự nhiều trận đánh quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam, lập được nhiều thành tích, cũng là Sư đoàn giỏi hàng đầu trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài ra Đại đội 1 Trinh Sát/Viễn Thám Hắc Báo nổi tiếng thiện chiến với quân số 260 tay súng cũng trực thuộc Sư đoàn. Là Sư đoàn Bộ Binh đầu tiên mà tất cả quân nhân được mang dây biểu chương ba màu Tam Hợp Bảo Quốc Huân Chương. Đặc biệt, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 1 của Sư đoàn là đơn vị duy nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhận Presdential Unit Citation của Hoa Kỳ vì thành tích chiến đấu dũng cảm. [1] Sư đoàn đã tham gia những trận chiến lớn ở vùng hỏa tuyến đối đầu với Bắc quân qua sông Bến Hải với những địa danh như Quốc Lộ 9, Cồn Thiên, Khe Sanh, Tchépone, Lao Bảo, Cam Lộ, Ba Lòng, Tà Bạt, Làng Vây, A Shầu, A Lưới, Đông Hà. Những chiến thắng của Sư đoàn 1 Bộ Binh không chỉ vang vọng trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, mà còn vượt biên giới tỏa khắp thế giới. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thời thập niên 1970 đã tuyên bố: “Sư đoàn 1 Bộ Binh là một sư đoàn thiện chiến nhất trên thế giới”. Tướng Vanuxem của Pháp ca ngợi tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Sư đoàn 1 Bộ Binh đã vượt ngoài sức tưởng tượng của thế giới. Những lời khen ấy không phải phản ảnh từ lời lẽ ngoại giao chiếu lệ, vì bản chất tự thân người Mỹ và người Pháp rất cao ngạo, ngoài dân tộc và quân lực của họ, thì họ không thể thấy một quân lực nào vượt trội hơn. Nhưng khi họ đã thành tâm nghiêng mình ca tụng một quân lực của một quốc gia nhỏ bé, thì những lời ấy là những lời thật lòng từ tận đáy thâm tâm. Sư đoàn 1 Bộ Binh với tên gọi khác là Sư đoàn Cây Đèn Cầy là hình ảnh bảo bọc Huế cùng với mọi nơi vùng địa đầu giới tuyến trong suốt 20 năm dài khói lửa chinh chiến điêu linh.
Sư đoàn 1 Bộ Binh * được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1955 tại Huế, với danh xưng ban đầu là Sư đoàn 21 Bộ Binh (Nghị định số 012-QP/NĐ ngày 17 tháng 1 năm 1955 và Sự vụ văn thư số 474/TTM/1/1/SC ngày 27 tháng 1 năm 1955) do Trung tá Lê Văn Nghiêm làm Tư lệnh đầu tiên.

* Sư đoàn 21 Bộ Binh là biến thân của Liên đoàn Lưu động số 21 được thành lập vào ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Huế. Đến ngày 15 tháng 12 năm 1954, Liên đoàn Lưu động 21 được lệnh giải tán và dùng làm nòng cốt để thành lập Sư đoàn 21 Bộ Binh.

Ngày 1 tháng 8 năm 1955, Sư đoàn 21 Bộ Binh đổi tên là Sư đoàn Dã Chiến 21, ngày 1 tháng 10 năm 1955 lại đổi thành Sư đoàn Dã Chiến số 1 (Sự vụ văn thư số 3975/TTM/1/1/SC ngày 17 tháng 9 năm 1955)

Cuối năm 1958, Bộ Tổng tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tái tổ chức các Sư đoàn Dã Chiến 1, 2, 3, 4 và 6, các Sư đoàn Khinh Chiến 11, 12, 13, 14, 15, 16 thuộc Quân đội Quốc gia thành 7 Sư đoàn Bộ Binh, gồm Sư đoàn 1, Sư đoàn 2, Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 21, Sư đoàn 22 và Sư đoàn 23. Mỗi sư đoàn với quân số 10.500 quân nhân. [2]

Ngày 1-12-1958, Sư đoàn 1 Dã Chiến chính thức với tên gọi Sư đoàn 1 Bộ Binh.

Năm 1968, Trung đoàn 3, Đại đội Hắc Báo và các đơn vị yểm trợ trực thuộc Sư đoàn cùng với Chi đoàn 2/7, 3/7 Kỵ Binh và Chiến Đoàn 1 Dù gồm các tiểu đoàn 2, 7, 9 Nhẩy Dù giữ vững Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh tại đồn Mang Cá và các khu vực lân cận xung quanh. Sau đó Trung đoàn cùng với Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa thay thế cho Chiến đoàn 1 Nhẩy Dù về Sài Gòn và 2 tiểu đoàn Biệt Động Quân 21 và 39 giải tỏa thành công Cố Đô Huế và truy quét tàn quân của đối phương.

Năm 1970, Sư đoàn tiếp nhận thêm Trung đoàn 54 Bộ Binh độc lập và trở thành trung đoàn thứ 4 của Sư đoàn.

Năm 1971, Sư đoàn tham gia cuộc hành quân Lam Sơn 719 với 3 trung đoàn gồm 1, 2, 3 Bộ Binh (Trung đoàn 54 Bộ Binh không tham gia trận này mà ở lại bảo vệ vùng hậu cứ Thừa Thiên) với mục tiêu là phá hủy đường mòn Hồ Chí Minh, triệt tiêu con đường tiếp vận khổng lồ của quân đội Bắc Việt vào chiến trường miền Nam với nhiều vũ khí tối tân đủ loại bên cạnh Sư đoàn Dù, Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Liên đoàn 1 Biệt Động Quân thuộc Quân đoàn I. Tiểu đoàn 2/2 do Trung tá Trần Ngọc Huế, người hùng của Tết Mậu Thân 1968 thuộc Sư đoàn được trực thăng vận nhảy vào thành phố Tchépone phá hủy các kho tàng chứa lương thực và vũ khí đủ loại tối tân lên tới hàng ngàn tấn. Sau đó Sư đoàn chạm súng nặng nề với các sư đoàn 2, 304, 308, 324B và các đơn vị tăng cường với quân số lên đến hơn 40.000 quân đang tiến hành bao vây sư đoàn, tiểu đoàn 4/1 lãnh trách nhiệm đoạn hậu cho Sư đoàn rút lui, tiểu đoàn chịu tổn thất nặng nề khi chỉ còn hơn 50 tay súng về tới Việt Nam. Sau khi về Việt Nam, Sư đoàn đã tham gia ngay hai cuộc hành quân Lam Sơn 720 và 810 cùng với Thủy Quân Lục Chiến giải tỏa Động A Tây do Trung đoàn 6 Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm đóng trước đó. Ngày 26/6/1971, Đại đội Hắc Báo trực thuộc Sư đoàn tiến hành tấn công chớp nhoáng Binh trạm 106 tại thung lũng A Shầu, phá hủy các kho tàng chứa vũ khí và lương thực, tiêu diệt lực lượng bảo vệ binh trạm này và rút ra thành công mà không phải chịu tổn thất nào. Cũng trong năm này, các đơn vị thuộc Sư đoàn 1 Bộ Binh liên tiếp đạt từ thành công này đến thành công khác ở vùng hỏa tuyến.

Ngày 1/10/1971, Sư đoàn 3 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa được thành lập, nhận lãnh trách nhiệm trấn đóng vùng địa đầu giới tuyến Quảng Trị thay thế cho Sư đoàn 1 Bộ Binh lui về phòng thủ tiểu khu Thừa Thiên, Sư đoàn 1 nhận lệnh chuyển Trung đoàn 2 Bộ Binh đang trấn đóng ở giới tuyến làm nòng cốt của Sư đoàn 3 Bộ Binh.

Năm 1972, Sư đoàn tham gia Chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa, lúc này Trung đoàn 51 Bộ Binh độc lập đang hoạt động ở vùng Quảng Đà (Quảng Nam – Đà Nẵng) được lệnh sát nhập vào Sư đoàn, Sư đoàn chính thức có 4 trung đoàn trực thuộc gồm trung đoàn 1, 3, 51, 54 cho đến khi tan hàng năm 1975. Sư đoàn tham gia các chiến dịch tái chiếm một loạt cứ điểm, các điểm cao và thung lũng có thể quan sát toàn bộ tuyến chuyển vận huyết mạch của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào miền Nam, những trận đánh đẫm máu không kém hai sư đoàn đang hoạt động ở phía Bắc là sư đoàn Dù và Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến đang tiến lên tái chiếm Cổ thành Quảng Trị.
Đơn vị trực thuộc

*Từ “Đại đội Tổng hành dinh” đến “Thiết đoàn Kỵ binh” được gọi là “Đơn vị Yểm trợ” trực thuộc Sư đoàn

TT Đơn vị Chú thích TT Đơn vị Chú thích
1

Trung đoàn 1

Bộ binh

11

Biệt đội Quân báo

2

Trung đoàn 3

Bộ binh

12

Biệt đội Kỹ thuật

3

Trung đoàn 51

Bộ binh

13

Biệt đội Tác chiến

Điện tử

4

Trung đoàn 54

Bộ binh

14

Tiểu đoàn Quân y

5

Đạị đội*

Tổng hành dinh

15

Tiểu đoàn Truyền tin

6

Đại đội Trinh sát
Trực tiếp dưới quyền điều động của Tư lệnh Sư đoàn
16

Tiểu đoàn Tiếp vận

7

Đại đội Quân cảnh

17

Tiểu đoàn

Công binh chiến đấu

8

Đại đội Công vụ

18

Trung đoàn

Pháo binh
Các Tiếu đoàn: 10 (155ly), 11, 12, 14 (105ly)
9

Đại đội Quân vận

(Quân xa)

19

Thiết đoàn 7

Kỵ binh
Thuộc Lữ đoàn 1 Kỵ binh. Biệt phái, dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh Sư đoàn
10

Đại đội

Hành chính Tài chính

Bộ Tư lệnh & Trung đoàn trực thuộc

Chức danh Chỉ huy & Tham mưu sau cùng:

TT Họ và Tên Cấp bậc Chức vụ Chú thích
1

Nguyễn Văn Điềm

Sĩ quan Thủ Đức K4

Chuẩn tướng

Tư lệnh
Ngày 29-3-1975, di tản từ Non Nước, Đà Nẵng bằng trực thăng để về Quy Nhơn, tới vùng biển Bình sơn, Quảng Ngãi. Bị tử nạn vì máy bay chở nặng rớt xuống biển
2

Trương Tấn Thục

Võ bị Đà Lạt K9

Đại tá

Tư lệnh phó

3

Ngô Văn Lợi

nt

Tham mưu trưởng

4

Võ Toàn

Võ bị Đà Lạt K17

nt

Chỉ huy

Trung đoàn 1
Tử nạn cùng Tướng Điềm
5

Huỳnh Như Xuân

Võ bị Đà Lạt K19

Trung tá

Chỉ huy

Trung đoàn 3

6

Nguyễn Bùi Quang

Võ bị Đà Lạt K10

Đại tá

Chỉ huy

Trung đoàn 51

7

Nguyễn Văn Bình

Võ bị Đà Lạt K19

Trung tá

Chỉ huy

Trung đoàn 54

Pháo binh Sư đoàn

Đơn vị Yểm trợ
Chức danh Chỉ huy sau cùng:

TT Họ & Tên Cấp bậc Chức vụ Đơn vị Chú thích
1

Phan Văn Phúc

Trung tá

Chỉ huy trưởng

Bộ chỉ huy
Pháo binh Sư đoàn
(Tiểu đoàn 10, 11, 12, 14)

Trực thuộc Bộ chỉ huy Pháo binh Quân khu. Phối thuộc Sư đoàn 1 bộ binh
2

Bảo Thái

Thiếu tá

Tiểu đoàn trưởng

Tiểu đoàn 10

Trực thuộc Bộ chỉ huy Sư đoàn
3

Trần văn Hiệp

Trung tá

nt

Tiểu đoàn 11

nt
4

Trần Như Hòa

Thiếu tá

nt

Tiểu đoàn 12

nt
5

Nguyễn Khôi

nt

nt

Tiểu đoàn 14

nt
Tư lệnh Sư đoàn

Kể từ ngày thành lập đến sau cùng, trải qua 17 vị Tư lệnh
* Tướng Nguyễn Văn Chuân 2 lần được bổ nhiệm làm Tư lệnh

TT Họ & Tên Cấp bậc
tại nhiệm Thời gian
tại chức Chú thích
1

Lê Văn Nghiêm
Sĩ quan Đặc biệt Pháp

Trung tá
(1953)
Đại tá
(1/1955)
Thiếu tướng
(11/1955)

1/1955-1/1956
Giải ngũ năm 1965 ở cấp Trung tướng
2

Nguyễn Khánh

Võ bị Viễn Đông

Đại tá
(1955)

1/1956-8/1957
Giải ngũ năm 1965 ở cấp Đại tướng và bị lưu vong cùng năm
3

Tôn Thất Đính

Võ bị Huế K1

Đại tá
(1955)

8/1957-8/1958
Giải ngũ năm 1966 ở cấp Trung tướng, vì liên quan đến sự kiện Biến động Miền Trung
4

Nguyễn Văn Chuân

Võ bị Huế K1

Đại tá
(7/1958)

8/1958-2/1959
Tư lệnh lần thứ nhất
5

Tôn Thất Xứng

Võ bị Huế K1

Đại tá
(1958)

2/1959-1/1961
Giải ngũ năm 1967 ở cấp Thiếu tướng
6
Nguyễn Đức Thắng

Sĩ quan Nam Định

Trung tá
(1958)
Đại tá
(2/1961)

1/1961-10/1961
Giải ngũ năm 1973 ở cấp Trung tướng
7
Nguyễn Văn Thiệu
Võ bị Huế K1
Đại tá
(1959)
10/1961-12/1962
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa 2 nhiệm kỳ (1967-1975)
8

Đỗ Cao Trí
Nước Ngọt Vũng Tàu
Đại tá
(1956)
Thiếu tướng
(7/1963)
12/1962-11/1963
Năm 1971, khi đang là Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn III bị tử nạn trực thăng. Được truy thăng Đại tướng
9
Nguyễn Văn Hiếu

Võ bị Đà Lạt K3
Trung tá
(1963)
11/1963-12/1963
(Quyền Tư lệnh)
Ngày 8/4/1975 khi đang là Thiếu tướng Tư lệnh phó Quân đoàn III, bị tử nạn vì bị cướp cò súng lục. Ngày 10/4 được truy thăng Trung tướng
10
Trần Thanh Phong
Võ bị Huế K2
Đại tá
(1963)
11/1963-2/1964
Năm 1972 khi đang là Thiếu tướng bị tử nạn trực thăng. Được truy thăng Trung tướng
11
Nguyễn Chánh Thi
Địa phương Vũng Tàu
Đại tá
(1959)
Chuẩn tướng
(5/1964)
Thiếu tướng
(10/1964)

2/1964-11/1964
Giải ngũ và lưu vong năm 1966 ở cấp Trung tướng, vì liên quan đến sự kiện Biến động miền Trung
12
Nguyễn Văn Chuân
Chuẩn tướng
(8/1964)
Thiếu tướng
(11/1965)
11/1964-3/1966
Tái nhiệm Tư lệnh lần thứ 2. Giải ngũ năm 1966 ở cấp Thiếu tướng
13
Phan Xuân Nhuận

Võ bị Huế K1
Chuẩn tướng
(1/1966)
3/1966-6/1966
Giải ngũ năm 1966 nguyên cấp
14
Ngô Quang Trưởng
Sĩ quan Thủ Đức K4
Đại tá
(6/1966)
Chuẩn tướng
(2/1967)
Thiếu tướng
(6/1968)
6/1966-8/1970
Sau cùng là Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn I
15
Phạm Văn Phú
Võ bị Đà Lạt K8
Chuẩn tướng
(4/1969)
Thiếu tướng
(4/1971)
8/1970-11/1972
Tự sát ngày 30/4/1975 ở cấp Thiếu tướng
16
Lê Văn Thân
Võ bị Đà Lạt K7
Chuẩn tướng
(11/1972)
11/1972-11/1973
Sau cùng là Chuẩn tướng Tư lệnh phó Lãnh thổ Quân đoàn II
17
Nguyễn Văn Điềm
Đại tá
(10/1970)
Chuẩn tướng
(4/1974)
11/1973-4/1975
————————————-
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia